Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế Giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

thumbnail

Bị quan chức Mỹ cáo buộc gửi vũ khí cho Nga, Trung Quốc lên tiếng, nhấn mạnh rõ ràng một vấn đề

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Lưu Bằng Vũ cho biết, Bắc Kinh không gửi vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột Ukraine.

Bị quan chức Mỹ cáo buộc gửi vũ khí cho Nga
Bị quan chức Mỹ cáo buộc gửi vũ khí cho Nga, Trung Quốc lên tiếng, nhấn mạnh rõ ràng một vấn đề

  • Khi được phóng viên hãng TASS của Nga đề nghị bình luận về nhận xét của các quan chức cấp cao Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc đã gửi vũ khí cho một bên trong cuộc xung đột, ông Lưu nói rõ: "Trung Quốc không phải là nhà sản xuất vũ khí hay một bên liên quan đến xung đột ở Ukraine.
  • Chúng tôi đang đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc góp phần giải quyết chính trị. Trung Quốc không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột".
  • Trước đó, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ phát biểu tại một cuộc họp báo, trích dẫn thông tin dựa trên thông tin tình báo được giải mật rằng, Trung Quốc đang hỗ trợ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
  • Bắc Kinh bị cáo buộc cung cấp công nghệ máy bay không người lái và tên lửa, hình ảnh vệ tinh và máy công cụ cho Moscow.

Một quan chức cấp cao Washington nói rằng, Bắc Kinh là bên đóng góp chính trong việc hồi sinh cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga. Các cơ sở này vốn đã phải chịu những thiệt hại đáng kể kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt đối với Ukraine hồi tháng 2/2022.

Đọc bài gốc tại đây.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

thumbnail

Tổng thống Nga tuyên bố mở rộng khu phi quân sự ở Ukraina

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, Nga cần tạo ra một khu phi quân sự rộng lớn ở Ukraina, đủ lớn để đảm bảo không có vũ khí tầm xa nào có thể tấn công các thành phố của Nga.
Tổng thống Nga tuyên bố mở rộng khu phi quân sự ở Ukraina

Các khu vực biên giới của Nga thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa cũng như pháo kích của quân đội Ukraina kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Kiev và Mátxcơva.

Một trong những cuộc tấn công nguy hiểm nhất diễn ra vào ngày 30.12.2023, khi lực lượng Kiev tấn công thành phố biên giới Belgorod của Nga bằng nhiều bệ phóng tên lửa, trong đó có RM-70 Vampire – phiên bản nâng cấp nặng hơn của hệ thống BM-21 Grad của Liên Xô.

Cuộc tấn công nói trên đã cướp đi sinh mạng của 25 người, bao gồm cả trẻ em và khiến hơn 100 người bị thương. Vào tháng 1, một cuộc tấn công lớn khác xảy ra ở thành phố Donetsk, khiến 27 dân thường thiệt mạng. Cả hai vụ tấn công đều bị Liên Hợp Quốc lên án.

“Đường phi quân sự này phải nằm cách lãnh thổ của chúng ta một khoảng cách để đảm bảo an ninh các thành phố của Nga” – RT dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu hôm 31.1, đồng thời cho biết thêm, ông đang đề cập cụ thể đến việc bảo vệ Nga khỏi “các loại vũ khí tầm xa của nước ngoài mà chính quyền Ukraina sử dụng để tấn công các thành phố hòa bình”.

Theo ông Putin, các lực lượng Nga chiến đấu trên tiền tuyến đang đẩy quân đội Kiev ra khỏi biên giới Nga để bảo vệ an ninh quốc gia. “Đây là nhiệm vụ chính của các chàng trai: bảo vệ quê hương, bảo vệ người dân của chúng tôi” – ông Putin nói.

Ngay từ đầu, “phi quân sự hóa” Ukraina được coi là mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự đang diễn ra của Nga. Tổng thống Putin đề cập đến khu phi quân sự dự kiến được thành lập ở Ukraina vào tháng 6 năm 2023.

Khi đó, Tổng thống Nga nói rằng, khu phi quân sự có thể được thành lập nếu lực lượng Kiev tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào các thành phố của Nga. Ông nói, mục tiêu của động thái này là khiến quân đội Ukraina không thể tiếp cận Nga.

Mỹ và các đồng minh đã tích cực cung cấp cho Ukraina các loại vũ khí hạng nặng trong suốt cuộc xung đột, từ đạn và các loại pháo khác nhau cho đến nhiều bệ phóng tên lửa và hệ thống tên lửa.

Danh sách các loại vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất mà Kiev sở hữu bao gồm tên lửa Storm Shadow của Anh có tầm bắn 250 km và Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Mỹ với tầm bắn 160 km.

Đầu tuần này, Politico đưa tin, Mỹ có thể cung cấp cho Ukraina loại bom có đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), loại bom này cũng có tầm hoạt động khoảng 160 km.

Đọc bài viết gốc tại đây

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

thumbnail

Nhật Bản tái khẳng định chính sách ngoại giao trung dung qua chuyến công du vì hòa bình

Baoquocte.vn. Trong chuyến thăm 3 nước thành viên ASEAN (từ 29/4-2/5), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thể hiện cách tiếp cận ngoại giao trung dung khi đề cập mối quan hệ đặc biệt với khối.

Nhật Bản tái khẳng định chính sách ngoại giao trung dung qua chuyến công du vì hòa bình

Chuyến thăm 5 ngày tới Indonesia, Việt Nam và Thái Lan của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã diễn ra kịp thời, thành công và ý nghĩa.

Thông qua đó, Nhật Bản điều chỉnh cách tiếp cận chính sách đối ngoại của mình để phù hợp với các lợi ích của khu vực.

Các tuyên bố chính thức được đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio đều thể hiện thông điệp rất rõ ràng. Nhật Bản, với tư cách là đồng minh của Mỹ, đang giúp liên minh hiệp ước của mình có thêm sự ủng hộ trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng thời, cường quốc kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng không quay lưng lại với ASEAN. Trên thực tế, Nhật Bản rất ủng hộ quan điểm của ASEAN về các nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế và tầm quan trọng của hỗ trợ nhân đạo.

Ở cả ba nước Đông Nam Á, ông Kishida đều nhấn mạnh quan điểm của Nhật Bản về Ukraine.

Với tư cách là Thủ tướng đương nhiệm, ông Kishida đang có lợi thế rất lớn. Từng là Ngoại trưởng Nhật Bản giai đoạn 2012-2017 dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, ông đã thăm nhiều nước và biết rõ các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong khu vực. Hơn nữa, cả ba nước Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đều là những đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản trong cả vấn đề kinh tế và an ninh.

Trong thời gian dừng chân tại Hà Nội, điểm đến được cho là đặc biệt nhất trong chuyến công du, Thủ tướng Nhật Bản đã thể hiện tài ngoại giao khéo léo của mình trong việc trung hòa quan điểm đối với xung đột Nga-Ukraine. Về vấn đề này, ông Kishida nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải đạt được sự hiểu biết và hợp tác của các nước càng nhiều càng tốt.

Ông Kishida cũng hoan nghênh việc Việt Nam thông báo cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 500.000 USD cho Ukraine thông qua một tổ chức viện trợ quốc tế. Các thành viên ASEAN khác, bao gồm cả Thái Lan, cũng đã cung cấp viện trợ nhân đạo tương tự.

Nhật Bản tiếp tục cam kết giúp đỡ Việt Nam phục hồi kinh tế và tăng trưởng xanh trong thời kỳ hậu Covid-19. Ông Kishida cho biết các nước sẽ tăng cường hợp tác để đạt được sự phục hồi kinh tế trong các lĩnh vực thông qua đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Cả ba thành viên ASEAN đang hợp tác với Nhật Bản để vạch ra các kế hoạch hành động về chuyển đổi năng lượng, vốn sẽ là mục tiêu then chốt để đạt được sự phát triển bền vững trong nhiều thập kỷ tới.

Là thành viên châu Á duy nhất của G7, Nhật Bản đang trở thành hình mẫu để các cường quốc phương Tây học hỏi, với bài học kinh nghiệm được rút ra đó là nguyên tắc tôn trọng và cùng có lợi sẽ giúp củng cố hòa bình và thịnh vượng trong khu vực về lâu dài.

Trước khi trở về Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio có chuyến thăm Italy và Vương quốc Anh.

Xem bài viết tại Đây

thumbnail

Mỹ nâng lãi suất lớn nhất trong hơn 20 năm, chủ tịch FED phải trấn an người dân

 

TTO - Ngày 4-5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 2000 với mức tăng nửa điểm phần trăm, để kiềm chế lạm phát đang tăng vọt của Mỹ.

Mỹ nâng lãi suất lớn nhất trong hơn 20 năm, chủ tịch FED phải trấn an người dân
Màn hình chiếu phần phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell tại Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 4-5 - Ảnh: REUTERS

Đối mặt lạm phát ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, chủ tịch FED Jerome Powell đã gửi một thông điệp trực tiếp tới người dân Mỹ, bày tỏ lo ngại về nỗi đau do giá cả tăng cao và cam kết sử dụng mọi công cụ hiện có để hạ giá.

Song, ông vẫn tự tin rằng nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để chịu đựng việc tăng lãi suất mà không rơi vào suy thoái.

Theo Hãng tin AP, FED đã chính thức nâng lãi suất cho vay áp dụng cho các ngân hàng trên toàn liên bang từ biên độ 0,25%-0,5% hiện nay lên biên độ 0,75%-1%.

Trước đó, FED đã tăng lãi suất chuẩn 0,25 điểm phần trăm vào tháng 3 vừa qua.

Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, lưu ý hoạt động kinh tế đã sụt giảm trong quý 1-2022, lạm phát vẫn còn quá cao.

Việc tăng giá lãi suất sẽ làm tăng chi phí của tất cả các hình thức vay, từ thế chấp thẻ tín dụng cho đến vay mua hàng tiêu dùng, làm giảm nhu cầu tiêu thụ và hoạt động kinh doanh.

Theo Hãng tin AFP, lạm phát đã trở thành mối quan tâm lớn của Mỹ sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới chứng kiến ​​giá tiêu dùng hằng năm tăng 8,5% trong vòng 12 tháng, tính đến tháng 3 năm nay. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12-1981.

Chính phủ Mỹ tin rằng lạm phát sẽ dần trở lại mục tiêu 2% của FED do tăng chi phí vay. Tuy nhiên, trong một tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, FOMC vẫn cho biết họ sẽ "chú ý cao độ đến rủi ro lạm phát".

Việc ông Powell mở cuộc họp báo để nói chuyện với người dân Mỹ được cho là khá bất thường.

"Lạm phát đang ở mức quá cao. Và chúng tôi hiểu được khó khăn do điều này gây ra", ông Powell nói và hứa sẽ sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để hạ nhiệt lạm phát "một cách nhanh chóng".

Chủ tịch FED thừa nhận lãi suất cao hơn cũng ảnh hưởng đến người dân, nhưng "mọi người sẽ được lợi hơn nếu chúng ta có thể hoàn thành công việc này (kiềm chế lạm phát) càng sớm, càng tốt".

Để đạt được mục tiêu đó, ông Powell cho biết "việc tăng thêm 50 điểm cơ bản sẽ được bàn bạc trong những cuộc họp tiếp theo". Dù vậy, ông cũng trấn an công chúng rằng FED vẫn chưa cân nhắc đến mức nâng lãi suất nặng hơn là 0,75 điểm phần trăm.

Mục tiêu của FED là tạo một "cú đáp mềm", kiềm chế lạm phát trong khi tránh sự thu hẹp của hoạt động kinh tế, và ông Powell cho rằng điều này là khả dĩ.

Với tình hình dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc và cuộc chiến ở Ukraine, các nhà phân tích lo ngại các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của FED có thể phá hoại mục tiêu trên và đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.



Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng tiêu biểu