Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn VNVC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

thumbnail

Mã số thuế 0107631488 - CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM

 

CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM
 Tên quốc tếVIETNAM VACCINE JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắtVNVC.,JSC
 Mã số thuế0107631488
 Địa chỉSố 180, đường Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
 Người đại diệnNGÔ CHÍ DŨNG
Ngoài ra NGÔ CHÍ DŨNG còn đại diện các doanh nghiệp:
 Điện thoạiBị ẩn theo yêu cầu người dùng
 Ngày hoạt động2016-11-11
 Quản lý bởiChi cục Thuế Quận Đống đa
 Loại hình DNCông ty cổ phần ngoài NN
 Tình trạngĐang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Cập nhật mã số thuế 0107631488 lần cuối vào 2021-05-19 17:38:49. Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất?
thumbnail

Tiểu sử doanh nhân Ngô Chí Dũng - Đại gia xuất thân từ ‘mỳ tôm’

 Từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa có “mảnh đất riêng” tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank. Tại VIB, dù cũng là cổ đông sáng lập nhưng ông Dũng không có một vị thế đáng kể nào so với người chủ thực sự là ông Đặng Khắc Vỹ (cổ đông lớn) hay ông Trịnh Văn Tuấn (trước là Chủ tịch VIB, hiện là Chủ tịch của Ngân hàng Phương Đông). Cùng tìm hiểu thêm thông tin về doanh nhân Ngô Chí Dũng bạn nhé!

Tiểu sử doanh nhân Ngô Chí Dũng

Tiểu sử doanh nhân Ngô Chí Dũng)
Tên : Ngô Chí Dũng Sinh năm : 25/09/1968 Số CMND : 012603070 Cư trú : 11 Đường số 1 Khu A Nam Thành Công, Hà Nội Trình độ : - Tiến sỹ Kinh tế - Viện nghiên cứu Chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga - Nga (2002) - Kỹ sư Địa chất - Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn - 1986 – 1987: Học dự bị đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội - 1987 – 1991: Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev, nước Cộng Hòa Ucraina, Ngành kinh tế - 1991 – 1993: Thực tập sinh, cộng tác viên khoa học trường Đại học KTQD Kiev, Ucraina Quá trình công tác :  Từ năm 1992 đến năm 1996: Kinh doanh tại Matxcơva, Liên Bang Nga - Từ năm 1996 đến năm 2004: Cổ đông sáng lập & thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Bảo vệ luận án tiến sỹ Viện nghiên cứu chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga. Hoạt động kinh doanh tại Liên Bang Nga - Từ năm 2006 đến năm 2010: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Từ năm 2007 đến năm 2009: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KBG Group (Liên Bang Nga).

Những điều ít biết về " Sếp lớn " VPBank

Những điều ít biết về " Sếp lớn " VPBank)
Từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa có “mảnh đất riêng” tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank. Tại VIB, dù cũng là cổ đông sáng lập nhưng ông Dũng không có một vị thế đáng kể nào so với người chủ thực sự là ông Đặng Khắc Vỹ (cổ đông lớn) hay ông Trịnh Văn Tuấn (trước là Chủ tịch VIB, hiện là Chủ tịch của Ngân hàng Phương Đông). Còn ở Techcombank, từng giữ chức Phó chủ tịch HĐQT (hội đồng quản trị) nhưng ông Dũng cũng không có thực quyền so với 2 đại gia Masan là Hồ Hùng Anh (Chủ tịch) và Nguyễn Đăng Quang (Phó chủ tịch thứ nhất). Trong cả 2 ngân hàng nói trên, ông Dũng và những thành viên chủ chốt trong HĐQT đều có xuất thân “mì tôm”. Ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang cùng làm chung một công ty kinh doanh mì tôm tại Nga; ông Đặng Khắc Vỹ, Ngô Chí Dũng kinh doanh cùng mặt hàng tại quốc gia này (công ty Rollton). Theo ông Trịnh Thanh Huy (người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh thành lập Masan), Rolton của Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng là những người thắng trận trong “cuộc chiến” mì tôm tại Nga. Ngoài các vị trí tại VIB và Techcombank, ông Dũng còn là Chủ tịch của HĐQT công ty cổ phần đầu tư Liên Minh, chủ tịch HĐQT Tập đoàn KBG (Liên bang Nga). Trước khi đầu tư lớn và trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng là Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi được bầu làm Chủ tịch VPBank vào tháng 3/1010, đầu năm 2011, ông Ngô Chí Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga với lý do đã chuyển về Việt Nam sinh sống và làm việc. Trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng vẫn là một người kín tiếng với công chúng bởi gần như không xuất hiện trước truyền thông. Theo một cựu lãnh đạo VPBank, ông Dũng ít xuất hiện trước công chúng một phần do tính cách, những cũng có phần từ việc phát biểu thì “hay bị đỏ mặt”.

Sự nghiệp doanh nhân Ngô Chí Dũng

Mặc dù kín tiếng với giới truyền thông nhưng Ngô Chí Dũng lại là cái tên quen thuộc trong ngành ngân hàng. Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ông Dũng đã có 8 năm gắn bó với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) từ năm 1996 với tư cách là cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT. Từ năm 2006, ông Dũng tiến thêm bước nữa khi trở thành Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trước khi chính thức đảm nhiệm vị trí cao nhất tại VPBank vào năm 2010.

Từ bán mỳ gói đến chủ ngân hàng

Sự nghiệp doanh nhân Ngô Chí Dũng)
Ông Dũng sinh năm 1968, là kỹ sư địa chất công trình tại Liên bang Nga và là tiến sỹ kinh tế Viện nghiên cứu chiến lược chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Một sự trùng lặp thú vị là, ông Dũng cũng như nhiều ông chủ ngân hàng cũng như các tập đoàn lớn ở Việt Nam đều xuất thân từ kinh doanh mỳ tôm. Nếu như cặp bài trùng Phạm Nhật Vượng – hiện là Chủ tịch Vingroup và Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group gây dựng lên “đế chế mỳ tôm” tại Ucraina thì cặp đôi Đặng Khắc Vỹ - Ngô Chí Dũng chiếm lĩnh thị trường Nga. Công ty Rolton của ông Vỹ và Dũng thậm chí còn thắng trận trong “cuộc chiến mỳ tôm” tại Nga với hai “ông trùm” khác là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – những người sáng lập lên Masan và là một trong số ít cặp “đại gia Đông Âu” vẫn còn kinh doanh mỳ gói. Khi trở về nước, cặp đôi Vỹ - Dũng tiếp tục đồng hành và đồng sáng lập Ngân hàng VIB. Mặc dù vậy, vị thế của ông Dũng khá mờ nhạt khi ông Vỹ trở thành Chủ tịch HĐQT VIB còn ông Dũng không có dấu ấn gì đáng kể. Năm 2006, ông Dũng ‘chia tay’ người bạn kinh doanh lâu năm và bắt tay với những người từng là đối thủ ở Nga là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để trở thành Phó chủ tịch HĐQT Techcombank. Mặc dù vậy, trong thời gian 4 năm ở ngân hàng này, vai trò của ông Dũng cũng khá mờ nhạt. Chỉ đến khi ông Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank vào năm 2010 thì ông thực sự mới có lãnh địa riêng và tạo nên “cuộc cách mạng” trong kinh doanh ngân hàng này. Trước thời điểm ông Dũng soán ngôi vị cao nhất VPBank, đã có cuộc giành giật quyết liệt quyền kiểm soát ngân hàng này giữa nhóm cổ đông cũ và mới, và đều thành danh từ kinh doanh ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Nhưng cuối cùng, nhóm cổ đông mới là ông Dũng đã chiến thắng, từ đó tạo bước ngoặt cho VPBank.

Lột xác VPBank

Ngay sau khi trở thành ông chủ quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cách mạng về thương hiệu. Tên được đổi từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với đó là logo, biển hiệu được thay đổi, năng động hơn, hướng tới một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và không giấu giếm tham vọng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu. Dấu ấn đầu tiên của ông Dũng là phát hành thành công 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào tháng 11/2010 với giá 14.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Lúc đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng rất khó khăn, giá phát hành lại cao nhưng khoản “tiền tươi thóc thật” ông Dũng bỏ ra để mua cổ phần đã thuyết phục các nhà đầu tư khác cùng xuống tiền. Thành công tiếp theo của ông Dũng là thuyết phục được người đồng nghiệp từng làm ở Techcombank là Nguyễn Đức Vinh về với VPBank vào năm 2012. Lúc đó, ông Vinh là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank và là người ‘có số má’ trong lĩnh vực ngân hàng với khoản lương triệu đô. Cặp bài trùng Ngô Chí Dũng – Nguyễn Đức Vinh đã ‘song kiếm hợp bích’, tạo nên làn gió mới cho VPBank. Thay vì lựa chọn an toàn, VPBank lại kinh doanh các hoạt động rủi ro cao là cho vay tiêu dùng với thương hiệu FE Credit. Nhưng rủi ro cao thì mang lại lợi nhuận cao và trong những năm gần đây FE Credit là ‘con gà đẻ trứng vàng’, mang lại phần lớn lợi nhuận cho VPBank với thu nhập lãi thuần đạt 7.900 tỷ đồng trong năm ngoái và 5.324 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2017. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt, có ba nhân tố chính đóng vai trò mấu chốt cho sự phát triển của VPBank. Thứ nhất, năm 2016, VPBank nhận được gói tài chính từ IFC và Cathay United, bao gồm 100 triệu USD vay tổ chức kỳ hạn 5 năm và 25 triệu USD tài trợ thương mại. Nhờ diễn biến này, VPBAnk có thể hiện thực hoá mục tiêu tham vọng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam khi nhanh chóng đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai, với sự thành lập của bộ phận dịch vụ ngân hàng điện tử đầu năm 2016, VPBank tiên phong triển khai chiến lược ngân hàng số. Cuối cùng, VPBank đã xây dựng mô hình kinh doanh chuyên biệt cho các mảng có tiềm năng đầy đủ, các doanh nghiệp SME nhỏ, với các sản phẩm vay không đảm bảo có biên lợi nhuận tài chính cao hơn trong thị trường có tỷ lệ thâm nhập thấp tại Việt Nam.

Thị giá cổ phiếu vượt mặt Vietcombank

Ngày 17/8/2017, VPBank sẽ niêm yết hơn 1,33 tỷ cổ phiếu tại Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Ở giá tham chiếu 39.000 đồng, VPBank rất có khả năng trở thành cổ phiếu ngân hàng đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán, bởi cổ phiếu của một ‘ông lớn’ khác là Vietcombank hiện đang giao dịch trong vùng giá 37.000-38.000 đồng. Với mức giá này, gia đình ông Dũng sẽ trở thành những người giàu có nhất trên thị trường chứng khoán với tài sản hàng nghìn tỷ. Hiện tại, ông Dũng, vợ và mẹ đẻ đang sở hữu hơn 14,5% vốn điều lệ của VPBank. Ở mức giá tham chiếu, tổng tài sản của ông Dũng và người thân lên đến gần 8.000 tỷ đồng. Tại vùng giá tham chiếu, giá trị vốn hoá của VPBank chỉ đứng sau ba ‘ông lớn” Vietcombank, Vietinbank và BIDV, nhưng vượt xa các ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết.

Những cải cách mạnh mẽ tại VPBank

Không thể phủ nhận, ông Ngô Chí Dũng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển và đi lên của VPBank như hiện nay. Thay đổi rõ rệt đầu tiên phải kể đến ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng đầu tiên mà ông Dũng nhậm chức Chủ tịch. Thay vì một buổi lễ tẻ nhạt, nhàm chán như trước đó, lần này, ông Dũng đã chủ trương đầu tư lớn với hai cầu truyền hình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh truyền tiếp với nhau cùng những màn cổ vũ tinh thần cuồng nhiệt cho những người tham gia. Những nhân viên tại VPBank đều có thể cảm nhận được một luồng gió mới đang thổi vào ngân hàng này.
Những cải cách mạnh mẽ tại VPBank)
Không thể phủ nhận, ông Ngô Chí Dũng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển và đi lên của VPBank như hiện nay. Tháng 11/2010, VPBank phát hành đại chúng 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hành với giá 14.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng (trước đó là vốn điều lệ là 2.400 tỷ đồng). Đây được xem là một quyết định vô cùng táo bạo tại thời điểm hầu hết các kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn ngân hàng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đều không thể thành công, kể cả đối với những ngân hàng "hạng A". Không chỉ vậy, mức giá phát hành cổ phiếu của VPBank còn cao ngang ngửa "đàn anh, đàn chị" từng niêm yết như Sacombank, Eximbank. Điều này khiến nhiều người khó tin với mức giá phát hành "trên trời" như vậy. Ấy vậy mà, bất chấp nhiều dự báo e ngại trước đó, VPBank đã thành công chỉ sau 1 tháng. Theo lãnh đạo VPBank, ông Ngô Chí Dũng đã quyết tâm sẽ đầu tư dài hạn và tăng giá trị thực cho VPBank bằng một lượng "tiền tươi" lớn. Ngoài ra, vị lãnh đạo này có cho biết, "Nếu một người sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua cổ phiếu VPBank so với giá thị trường cũng đồng nghĩa với việc người đó muốn đi lâu dài. Hành động này của Chủ tịch Ngô Chí Dũng thì những người bên trong là hiểu rõ nhất và mọi người đều tin tưởng ông chủ mới". Tháng 7/2012, ông Nguyễn Đức Vinh – cựu CEO và Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank trở thành tân Tổng giám đốc của VPBank nhờ "sự thuyết phục" hết lòng của ông Dũng. Ông Nguyễn Đức Vinh là một trong ba CEO xuất sắc nhất, có thực quyền và từng hưởng lương triệu đô. Với việc "đón tiếp" một vị lãnh đạo mới có tâm và có tầm như ông Vinh, VPBank như càng như "hổ được tiếp thêm cánh". Tại lễ nhậm chức của CEO VPBank, ông Ngô Chí Dũng phát biểu, "Chúng tôi tin và hy vọng ông Vinh sẽ vững vàng chèo lái, dẫn dắt VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu tham vọng của chiến lược phát triển VPBank đến hết năm 2015". Năm 2016 là năm cận cuối của lộ trình triển khai chiến lược 5 năm. VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với nhiều chỉ số đạt được ở mức tốt nhất từ trước đến nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của ngân hàng theo đúng mục tiêu chiến lược đã đề ra. Đồng thời, VPBank cũng xuất sắc nhận được nhiều giải thưởng uy tín như giải thưởng "Ngân hàng thương mại tốt nhất" và "Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tốt nhất" do tạp chí International Banker (UK) bình chọn; và giải thưởng "Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất", "Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất", "Giải pháp tài chính dành cho hộ kinh doanh cá thể tốt nhất Việt Nam" do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng,…. Đặc biệt, VPBank còn xếp thứ 26 trong danh sách những môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.

Ái nữ của Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng sắp được trao vai trò cổ đông

Thị trường chứng khoán khép lại phiên giao dịch cuối tuần (26/7) với trạng thái giảm điểm bao trùm các sàn cơ sở. Chùn bước trước mốc 1.000 điểm, VN-Index kết phiên với mức giảm 1,6 điểm tương ứng 0,16% còn 993,35 điểm; HNX-Index cũng giảm 0,36 điểm tương ứng 0,34% còn 106,4 điểm. Trên UPCoM, chỉ số sàn này cũng đánh mất 0,52 điểm tương ứng 0,88% còn 58,82 điểm. Trong phiên này, độ rộng thị trường nghiêng về các mã giảm song mức chênh lệch giữa bên giảm giá và tăng giá không đáng kể: Có 349 mã giảm, 41 mã giảm sàn so với 330 mã tăng và 69 mã tăng trần. Trạng thái giảm của chỉ số chủ yếu do không còn được sự hỗ trợ của nhóm vốn hoá lớn, đặc biệt là nhóm Vingroup. Trong mức tăng của VN-Index hôm qua, VCB đóng góp 1,42 điểm; BID, GAS, BVH cũng có tác động tích cực, ngược lại, bên giảm là SAB, VIC, MSN, VHM, MWG… ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính. Thanh khoản thị trường phiên cuối tuần khiêm tốn với sự thận trọng của giới đầu tư. Toàn sàn HSX có 152,4 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 4.155,89 tỷ đồng trong khi con số này trên HNX là 25,94 triệu cổ phiếu tương ứng 276,64 tỷ đồng.
Ông Ngô Chí Dũng)
Cổ phiếu VPB của ngân hàng VPBank hôm qua kết phiên giảm nhẹ 0,27% còn 18.750 đồng/cổ phiếu. Ở mức giá này, VPB mất hơn 28% giá trị trong vòng 1 năm qua tuy nhiên đã phục hồi đáng kể so với mức đáy 17.850 đồng của thời điểm đầu tháng 6. Liên quan đến mã cổ phiếu này, bà Hoàng Anh Minh - vợ Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng vừa đăng ký chuyển nhượng 4 triệu cổ phiếu VPB cho con gái Ngô Minh Phương trong thời gian từ 31/7 đến 29/8. Giao dịch này dự kiến sẽ giảm tỉ lệ sở hữu của bà Minh tại VPBank từ 4,94% còn 4,78% (tương ứng 121 triệu cổ phiếu, có giá trị khoảng 2.268 tỷ đồng) và con gái bà Minh lần đầu tiên sẽ có sở hữu tại ngân hàng này với giá trị lô cổ phiếu nhận chuyển nhượng là 75 tỷ đồng. Được biết, ông Ngô Chí Dũng hiện nắm hơn 121,6 triệu cổ phiếu VPB, chiếm tỷ lệ 4,81% vốn điều lệ của ngân hàng. Theo đánh giá của VDSC, thị trường đang thận trọng trước ngưỡng tâm lý 1000 điểm, tuy nhiên mức độ suy giảm chỉ ở mức thấp và vẫn có một số cổ phiếu tăng giá hỗ trợ thị trường. Nhìn chung xu hướng của thị trường vẫn đang khá tích cực và ngưỡng 1000 điểm chỉ mang tính chất tâm lý, chưa phải là ngưỡng kháng cự mạnh trong xu hướng hiện tại. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục có dấu hiệu phân hóa. Nhà đầu tư vẫn có thể khai thác cơ hội tại một số cổ phiếu đã tích lũy mạnh và có dấu hiệu tăng. Trong khi đó, BVSC cho rằng, thị trường dự báo sẽ có biến động theo hướng giằng co, đi ngang với các phiên tăng giảm đan xen trong tuần tới. BVSC lưu ý, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo rổ VN30 là sự kiến đáng chú ý đối với diễn biến thị trường trong tuần tới. VN-Index có thể chịu áp lực điều chỉnh về vùng hỗ trợ 984-988 điểm trong những phiên đầu tuần trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Cũng trong tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 sẽ có biến động tương đối khó lường trong tuần tới do chịu ảnh hưởng từ hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ. Theo dự báo của BVSC, nhóm ngân hàng và dầu khí có thể sẽ bước vào nhịp điều chỉnh tích lũy trong một vài phiên trước khi hồi phục tăng điểm trở lại trong ngắn hạn. Nhà đầu tư được khuyến nghị giảm tỷ trọng danh mục về mức cân bằng 50% cổ phiếu trong giai đoạn này. Có thể xem xét bán trading giảm tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự 995-1000 điểm.

Con gái chủ tịch VPBank nhận khối cổ phần gần 80 tỷ đồng từ mẹ

Bà Hoàng Anh Minh, vợ chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng, vừa bán 4 triệu cổ phần ngân hàng này cho con gái Ngô Minh Phương. Số cổ phiếu trên hiện có giá thị trường 78 tỷ đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa công bố văn bản báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu liên quan đến hai thành viên trong gia đình Chủ tịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank). Cụ thể, bà Hoàng Anh Minh, vợ Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng, đã bán 4 triệu cổ phiếu VPBank cho con gái Ngô Minh Phương. Giao dịch diễn ra theo phương thức thỏa thuận ngày 8/8. Trước khi thực hiện giao dịch, bà Phương chưa hề nắm trong tay cổ phiếu nào của VPBank. Theo giá cổ phiếu ngày 8/8, 4 triệu cổ phần VPBank bà Phương mua từ mẹ có giá trị thị trường 75 tỷ đồng. Còn theo giá cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch hôm qua 19/8, giá trị số cổ phần của con gái chủ tịch VPBank tăng lên 78 tỷ đồng. Sau giao dịch bán cổ phần cho con, bà Hoàng Anh Minh nhường lại vị trí cổ đông lớn nhất ở VPBank cho chồng. Hiện bà Minh sở hữu 121 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương đương 4,78% vốn điều lệ. Còn ông Ngô Chí Dũng đang nắm 121,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,81% vốn VPBank.
Biến động giá cổ phiếu VPBank từ đầu năm đến nay)
Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng này sau giao dịch mua bán cổ phiếu giữa vợ và con gái. Ảnh: Forbes. Tổng cộng khối tài sản trên sàn chứng khoán đứng tên ông Dũng và bà Minh có giá trị hơn 4.700 tỷ đồng. Đây là một trong ba cặp vợ chồng nghìn tỷ trong giới ngân hàng Việt hiện tại bên cạnh cặp đôi Hồ Hùng Anh - Nguyễn Thị Thanh Thủy (Techcombank) và Đặng Ngọc Lan - Nguyễn Đức Kiên (ACB). Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/8, cổ phiếu VPBank giao dịch ở vùng giá 19.450 đồng, thấp hơn 14% so với mức giá cao nhất trong năm 2019 là 22.500 đồng thiết lập hồi tháng 3. Trên đây là những thông tin liên quan đến doanh nhân Ngô Chí Dũng do dvt.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn.. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những hiểu biết về doanh nhân này và tìm kiếm được cho mình những thông tin cần thiết nhé!

Nguồn bài viết Tại đây
thumbnail

Chân dung Doanh nhân Ngô Chí Dũng từ bán mỳ gói đến chủ ngân hàng

Ít ai biết rằng trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Ngô Chí Dũng từng khởi nghiệp với “trùm” mì tôm tại Nga - Đặng Khắc Vỹ (ông chủ Ngân hàng Quốc tế).

Chân dung Doanh nhân Ngô Chí Dũng từ bán mỳ gói đến chủ ngân hàng
Doanh nhân Ngô Chí Dũng. (Ảnh: Internet)

Khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ gói

Ông Ngô Chí Dũng là một doanh nhân người Việt Nam sinh ngày 25/09/1968 tại Hà Nội hiện là Chủ tịch VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) từ 16/03/2010 đến nay.

Sau khi học xong phổ thông tại Hà Nội, ông Ngô Chí Dũng học dự bị đại học, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Vào năm 1987, khi mới 19 tuổi  như bao thế hệ học sinh trước đó, ông qua Liên Xô du học.

Giai đoạn từ 1991- 1993 vừa học tập ông vừa kinh doanh. Thủ đô Matxcơva của Liên Bang Nga là nơi ông chọn để khởi nghiệp chứ không phải thủ đô Kiev thuộc Ukraina nơi ông theo học, rõ ràng Matxcơva có thị thường rộng lớn và tiềm năng hơn nhiều so với Kiev lúc đó.

Có một sự trùng hợp khá thú vị là Chủ tịch Ngô Chí Dũng cũng như nhiều ông chủ ngân hàng khác, ông chủ các tập đoàn lớn ở Việt Nam sau này đa số đều xuất thân từ Đông Âu và kinh doanh mỳ tôm.

Nếu như cặp bài trùng Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup và Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group gây dựng lên “đế chế mỳ tôm” tại Ucraina thì cặp đôi Đặng Khắc Vỹ – Ngô Chí Dũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Liên bang Nga.

Công ty Rolton của ông Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng thậm chí còn thắng trận trong “cuộc chiến mỳ tôm” tại Nga với hai “ông trùm” khác là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – những người sáng lập Masan và là một trong số ít cặp “đại gia Đông Âu” vẫn còn kinh doanh mỳ gói.

Chính ông Trịnh Thanh Huy- người đã cùng với Nguyễn Đăng Quang sáng lập Tập đoàn Masan chuyên về mì ăn liền và hàng tiêu dùng tại Nga, kể lại: Thời kỳ đó, Masan cạnh tranh rất khốc liệt với Công ty Rollton cũng chuyên về mì gói do Đặng Khắc Vỹ (hiện là Chủ tịch Ngân hàng VIB) và Ngô Chí Dũng (hiện là Chủ tịch Ngân hàng VPBank) thành lập, cùng Technocom do Phạm Nhật Vượng (Vingroup) thành lập.

Khi đó, hai thương hiệu do liên minh Vỹ & Dũng chiếm lĩnh thị trường Nga, còn của Phạm Nhật Vượng thành lập nắm giữ thị trường mì tôm tại Ukraina. Cạnh tranh khốc liệt về giá, cuối cùng, 3 thương hiệu này ngồi lại với nhau và thiết lập quy tắc: không giành giật nhân viên, cạnh tranh lành mạnh, không liên minh về giá. Chính sự “thua trận” tại Nga này khiến cho Masan về Việt Nam và phát triển tại thị trường này.

Công ty Rollton thuộc Tập đoàn Future Generation Group (FG), thành lập năm 1998, là một “thương hiệu” của người Việt do ông Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng sáng lập, khá nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường thực phẩm Liên bang Nga. 

(Ảnh: Internet)

Từ năm 2008, Rollton đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt sống và làm việc tại Nga, cũng như nhiều người Nga. Và đến năm 2012, trong đại hội khóa VI, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga diễn ra ở Matxcova, các doanh nghiệp đánh giá, nhà máy sản xuất mì ăn liền Rollton – sản phẩm được người Nga ưa chuộng đã tạo ra công ăn việc làm cho không chỉ người Việt mà còn mấy nghìn người Nga, và đây là thành công đáng khích lệ.

Hành trình trở về Việt Nam lập nghiệp

Từ nền tảng tích lũy ban đầu ấy và những bài học xương máu thời “tranh tối tranh sáng” ở các nước Liên Xô cũ, họ trở lại cố quốc, lập nghiệp, phát triển và vươn lên thành nhóm đại gia máu mặt nhất. Việt Nam lúc họ về, nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường – một thời kỳ vàng cho các cơ hội kinh doanh, mà họ hẳn rất rõ sau những gì đã chứng kiến ở trời Âu.

Hầu hết đoạn tuyệt với “nghề” cũ. Nguồn tiền mang về từ Đông Âu được họ rót vào những kênh đầu tư màu mỡ nhất, như bất động sản, tài chính – ngân hàng,…

Khi trở về nước, cặp đôi Vỹ – Dũng tiếp tục đồng hành và đồng sáng lập Ngân hàng Quốc tế VIB. 

Năm 2006, ông Ngô Chí Dũng "chia tay" người bạn kinh doanh lâu năm và bắt tay với những người từng là đối thủ ở Nga là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để trở thành Phó Chủ tịch Techcombank.

Trước khi đầu tư lớn và trở thành ông chủ của Ngân hàng VPBank, ông Dũng là Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi chính thức được bầu làm Chủ tịch VPBank từ ngày 16/03/2010, đầu năm 2011, ông Ngô Chí Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga với lý do đã chuyển về Việt Nam sinh sống và làm việc. Tập trung toàn lực vào tái cấu trúc và xây dựng VPBank.

Chỉ đến khi ông Ngô Chí Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank vào năm 2010 thì ông thực sự mới có lãnh địa riêng và tạo nên “cuộc cách mạng” trong kinh doanh ngân hàng này. Đây cũng là năm ngân hàng chính thức mang thương hiệu mới là VPBank và thành lập bộ phận Tín dụng tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit cực kỳ nổi tiếng sau này.

Trước thời điểm ông Dũng soán ngôi vị cao nhất VPBank, đã có cuộc giành giật quyết liệt quyền kiểm soát ngân hàng này giữa nhóm cổ đông cũ và mới, đều thành danh từ kinh doanh ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Nhưng cuối cùng, nhóm cổ đông mới là ông Dũng đã chiến thắng, từ đó tạo bước ngoặt cho VPBank về sau.

Ngay sau khi trở thành ông chủ quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cách mạng về thương hiệu. Tên được đổi từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với đó là logo, biển hiệu được thay đổi, năng động hơn, hướng tới một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và không giấu giếm tham vọng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu.

Dấu ấn đầu tiên của ông Dũng là phát hành thành công 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2010 với giá 14.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.456 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Lúc đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng rất khó khăn, giá phát hành lại cao nhưng khoản “tiền tươi thóc thật” ông Dũng bỏ ra để mua cổ phần đã thuyết phục các nhà đầu tư khác cùng xuống tiền.

Thành công tiếp theo của ông Dũng là thuyết phục được người đồng nghiệp từng làm ở Techcombank là Nguyễn Đức Vinh về với VPBank vào năm 2012. Lúc đó, ông Vinh là Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank và là người ‘có số má’ trong lĩnh vực ngân hàng với khoản lương triệu đô.

Cặp bài trùng Ngô Chí Dũng – Nguyễn Đức Vinh đã ‘song kiếm hợp bích’, tạo nên làn gió mới cho VPBank. Thay vì lựa chọn an toàn, VPBank lại kinh doanh các hoạt động rủi ro cao là cho vay tiêu dùng với thương hiệu FE Credit.

Nhưng rủi ro cao thì mang lại lợi nhuận cao và trong những năm gần đây FE Credit là ‘con gà đẻ trứng vàng’, mang lại phần lớn lợi nhuận cho VPBank.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

thumbnail

CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM Giấy chứng nhận ĐKKD số 0107631488 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 11/11/2016

 THÔNG TIN CƠ BẢN

 

CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM

VIETNAM VACCINE JOINT STOCK COMPANY

VNVC.,JSC

Đang hoạt động

0107631488

Công ty cổ phần

11/11/2016

Tên người đại diện theo pháp luậtNGÔ CHÍ DŨNG

Số 180, đường Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Ngành, nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành, nghề kinh doanhTên ngành, nghề kinh doanh
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật )
4659
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
3250
Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng
4669
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
4649
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
bán buôn dược phẩm, vacxin và sinh phẩm y tế
4722
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chức năng
4772
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
8620
Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa
Hoạt động của các phòng khám đa khoa
8691 (Chính)
Hoạt động y tế dự phòng
Tiêm chủng
2100
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
4632
Bán buôn thực phẩm
bán buôn thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chức năng
8299
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa .
7490
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
8610
Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế
7211
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
7212
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
7213
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược
7214
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp
6810
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
5210
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc
4933
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5224
Bốc xếp hàng hóa
5229
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: - Gửi hàng; - Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường không; - Giao nhận hàng hóa; - Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn; - Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; - Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không; - Môi giới thuê tàu biển và máy bay; - Hoạt động liên quan khác như: Bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa; - Logistics.
7320
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
(trừ các loại thông tin Nhà Nước cấm và dịch vụ điều tra)
7310
Quảng cáo
8230
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Chi tiết: Tổ chức triển lãm, hội nghị và trưng bày thương mại (không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)
7020
Hoạt động tư vấn quản lý
(trừ tư vấn tài chính, kế toán)
5911
Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
Chi tiết: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình (trừ phim, chương trình truyền hình bị Nhà nước cấm và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)
4610
Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa
Chi tiết: Đại lý bán hàng hóa; môi giới mua bán hàng hóa (trừ môi giới bất động sản)
7730
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển
Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng phục vụ phim trường; cho thuê phim trường
6619
Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu
Chi tiết: các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí và hợp đồng
4690
Bán buôn tổng hợp
(trừ bán buôn bình gas, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; trừ bán buôn hóa chất tại trụ sở)
6311
Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
6312
Cổng thông tin
Chi tiết: Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, website thương mại điện tử bán hàng, website khuyến mại trực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử
6201
Lập trình máy vi tính
6209
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
Chi tiết: Khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm
7410
Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Chi tiết: Hoạt động thiết kế hệ thống máy tính; hoạt động thiết kế website, đồ họa; Thiết kế biển quảng cáo; Thiết kế bảng hiệu, băng quảng cáo, panô, bảng tin, áp phích; Thiết kế tờ rơi, thiết kế logo
7420
Hoạt động nhiếp ảnh
9000
Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí
(loại trừ Hoạt động của các nhà báo độc lập; không hoạt động tại trụ sở)
5912
Hoạt động hậu kỳ
6399
Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu
5820
Xuất bản phần mềm
Chi tiết: Sản xuất phần mềm
6202
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
9511
Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
1820
Sao chép bản ghi các loại
4651
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4652
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
4741
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
1812
Dịch vụ liên quan đến in
1811
In ấn
(trừ các loại Nhà nước cấm)
8220
Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi
Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng tiêu biểu