Tìm kiếm

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

thumbnail

Cách làm chả chó

Chả chó là món ngon có mùi vị rất đặc trưng khiến không chỉ cánh mày râu mà chị em cũng khó có thể chối từ. Cách làm chả chó không quá cầu kỳ, thậm chí còn có phần khá đơn giản và dễ thực hiện.

Nguyên liệu làm món chả chó:

- Thịt chó: 400 - 500gr
- 2 củ giềng
- 1/2 bát mẻ đã nghiền nát
- 3 thìa mắm tôm- 1 thìa nước mắm
- 4 cây sả
- 1 chút húng lìu
- Rau thơm ăn kèm: Lá mơ, húng chó, sả...

Các bước tiến hành làm chả chó:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt chó khi mua nên chọn loại nửa lạc nửa mỡ để khi nướng sẽ ngon hơn. Rửa sạch, thái hình quân cờ. Riềng, sả rửa sạch, xay nhỏ.
- Bước 2: Vắt nước riềng vào thịt chó, bóp thật kỹ cho nước riềng thấm vào từng thớ thịt, rồi lần lượt đến mẻ, mắm tôm, bã riềng. Sau đó, bạn nhào bóp trong khoảng 5 phút. Trước khi nướng thịt, cho vào 3 thìa tiết, 1 thìa mỡ lợn, 1 nắm húng quế thái nhỏ trộn đều.
- Bước 3: Xếp thịt vào vỉ nướng, nướng trên bếp than hồng. Chú ý khi nướng một tay cầm vỉ, một tay cầm quạt. Vỉ phải được đảo ngửa sấp liên hồi, cốt ngăn mỡ không chảy nhiều xuống lò than tránh gây ám khói vào thịt. Cần phải quạt luôn, chiều gió quạt từ trên xuống lò, cốt áp đảo ngọn lửa đừng cho cháy thịt. Khi thịt nướng vàng đều, đổ ra thau, quạt vỉ khác. Lần lượt làm như vậy cho đến khi hết phần thịt. Xếp thịt đã chín ra đĩa.
- Bước 4: Hòa mắm tôm với mì chính, chanh, đường, ớt , 1 chút rượu, đánh đều cho sủi bọt lên. Rau thơm rửa sạch, riềng thái lát mỏng, sả để cả củ ăn sống. Khi ăn món chả chó, bạn cuộn thịt trong lá rau thơm rồi chấm mắm tôm.


Máy nướng chả chó loại 15 xiên inox

- Để nướng miếng chả chó được thơm ngon thì quan trọng nhất là là chúng ta cần một chiếc lò nướng than hoa chuyên dụng cho món chả chó như chiếc lò nướng 15 xiên này:

Chả chó thơm phức cuộn trong rau thơm, thêm chút cay cay của riềng, thơm của sả đem chấm mắm tôm thì còn gì tuyệt vời bằng. Chúc các thành công với cách làm chả chó này!
thumbnail

Máy nướng chả

Giới thiệu máy nướng chả 15 xiên inox của ANY Việt Nam

Chả chó là món ngon có mùi vị rất đặc trưng khiến không chỉ cánh mày râu mà chị em cũng khó có thể chối từ. Cách làm chả chó không quá cầu kỳ, thậm chí còn có phần khá đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng để nướng được miếng chả ngon thì chúng ta cần phải có một chiếc lò nướng chuyên dụng

Máy nướng chả 15 xiên đơn inox quạt thổi

- Nhà sản xuất: ANY Việt Nam
- Mã sản phẩm: LNV-X15
- Chiều dài 130 cm
- Rộng 42 cm
- Thân lò bằng inox 201
- Chân lò bằng inox hộp
- Bánh xe: 04 xe dễ dàng di chuyển
- Ống khói lò dài 60cm có thể tháo rời
- Mô tơ điện 220V/50Hz/25~40W
- Quạt thổi điều chỉnh gió to nhỏ và điều chỉnh hướng gió thổi
- Máng có thể tháo rờ
- Hệ thống truyền lực lên xiên bằng xích cam xem máy.
- Đi theo lò có Xiên quay 15 xiên đơn hoặc (13 xiên đơn và 1 xiên ba nướng gà vịt cả con)
- Liên kết website: http://bit.ly/may-nuong-cha
- Video SP: https://youtu.be/9GEc2cdK27E
- Giá sản phẩm: 5.790.000 VNĐ

Video sản phẩm máy nướng chả 15 xiên inox


Xưởng sản xuất trên Google Map


CÔNG TY CỔ PHẦN ANY VIỆT NAM

  • Văn phòng GD: Số 20 Ngõ 1 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Xưởng sản xuất: Số 23-25 Ngõ 1 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Website: https://anybuy.vn * Email: info@anybuy.vn
  • Phòng KD: ☎ 0246.663.2233 ☎ 0246.663.2277 ☎ 0868.843.815 ☎ 0868.843.825 ☎ 0904.938.569
  • Phòng bảo hành: 0777.843.815
  • Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm inox - Thiết bị bếp nhà hàng - Tủ đông mát bảo quản - Tủ trưng bày - Điện lạnh công nghiệp - Tủ sấy công nghiệp

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

thumbnail

Hướng dẫn 11 bài thi sa hình hạng B, C, D, ...



Hướng dẫn 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe hạng B, C, D và E


Đây là hướng dẫn 11 bài thi sa hình mới nhất dành cho các bạn thi bằng lái xe ô tô hạng B2.
Hệ thống cảm biến điện tử trên sân sát hạch tại Trung tâm sát hạch sẽ thực hiện chấm điểm tự động, nếu không bị lỗi thì điểm tối đa là 100 điểm. Điểm đậu là từ 80 điểm trở lên).
Tổng thời gian toàn bộ bài thi là 18 phút, thời gian mỗi bài thi sẽ được tính từ khi vào bài thi (vạch màu trắng trên đường) đến khi ra khỏi bài thi.

Khi lái xe trong sa hình bạn cần phải đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, lùi vào ga ra), có thời gian căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Đỡ được côn và rà phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.

Bài 1. Xuất phát

Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần:

  • Kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga.
  • Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.
  • Cài dây an toàn, để máy nổ và chờ lệnh xuất phát.
  • Khi có lệnh xuất phát (Đèn màu xanh trong xe bật sáng, loa phát lệnh “Xe số xxx xuất phát”), bạn thực hiện xuất phát.

Các bước xuất phát:

  • Bật đèn xi–nhan trái.
  • Vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi.
  • Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát khoảng 5 m thì tắt đèn xi-nhan.
  • Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Và đi đến bài số 2.

Các lỗi nhẹ: (Mỗi lỗi trừ 5 điểm)

  • Không thắt dây an toàn.
  • Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát.
  • Không tắt đèn xi nhan sau khi xe qua vạch xuất phát 5m.
  • Quá 20 giây sau khi có lệnh xuất phát (đèn xanh sáng) mà xe chưa đi qua vạch xuất phát.
  • Xe chết máy khi đã có lệnh xuất phát.
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (Đạp ga quá lớn).
  • Lái xe vượt tốc độ quy định.

Lỗi nặng: (Bị loại)

  • Quá 10 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát.
  • Gây tai nạn.
Về đầu trang

Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ (cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m).
Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm.
Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch trên cọc biển báo hiệu. Nếu khi vai người lái xe (hoặc Nút chốt cửa hoặc vạch trên cửa xe) đến ngang cọc đó thì phải dừng.
Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Khi xe vừa tới vị trí thì đạp côn và ấn nhẹ phanh là xe dừng.
Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.
Mẹo: Cách điểm đến 5m, đạp hết côn cho xe chạy từ từ theo đà, để sẳn chân trên thắng (phanh), vươn người để đưa tầm mắt ngang với vạch trên cửa xe và ngắm ra vạch trên sân thi, khi thấy thẳng hàng thì đạp mạnh châng thắng (chân phanh). Mẹo này áp dụng cho cả bài thi qua đường sắt và bài thi lên dốc nếu muốn ăn trọn điểm.

Các lỗi nhẹ: (mỗi lỗi trừ 5 điểm)

  • Dừng xa vạch (quá 0,5 m).
  • Dừng quá vạch.
  • Xe chết máy.
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (Đạp ga quá lớn).

Các lỗi nặng: (Bị loại)

  • Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát.
  • Gây tai nạn.
Về đầu trang

Bài 3. Dừng xe, khởi hành ngang dốc

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định, không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây (nếu bị các lổi này sẽ bị loại).
Không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ trên quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.
Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.
Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2.

Có hai cách xử lý:
  • Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
  • Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay.
    Sau khi canh cho núm cửa gần tới ngang cọc biển báo vạch xe dừng thì bạn đạp côn, thắng dừng xe.
    Sau đó bạn nhả côn từ từ (thật chậm), đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung rung thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. (Chú ý nếu nhả côn nhanh quá xe có thể bị tắt máy (bị trừ điểm). Bạn phải nhanh chóng đề xe lại và tiếp tục bài)Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc.
    Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).
Chú ý: Vì bài này nếu để xe quá vạch quy định bị loại luôn, để an toàn các bạn nên cho dừng xe sớm trước vạch chấp nhận bị trừ 5 điểm.

Bài 4 – Đi xe qua hàng đinh vuông góc - chữ Z

Yêu cầu của bài này là 2 bánh xe bên phải phải đi lọt qua một vạch đường có bề rộng khoảng 30-35cm ( dấu B). Mỗi lần bánh xe chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, bánh xe đè vạch cứ 5s bị trừ 5 điểm ( quá 2 phút chưa qua bài bị trừ 5 điểm)
Khi rẽ vào đường hàng đinh bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát lề đường bên phải. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi cũng như sân tập thường kẻ sẵn vạch dẫn đường. Vạch này bằng mép ngoài hàng đinh, vì vậy nếu bánh xe cách vạch đó khoảng 10-15cm thì xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép 2 bên.
Ngoài việc nhìn gương phải, bạn phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch dánh dấu trên lể đường trước mặt vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch căn bên phải nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch hướng.
Chú ý: Nếu bánh xe bên phải đi ngoài hàng đinh thì sẽ bị loại.
Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy gương chiếu hậu ngang với góc bên trái thì đánh hết lái sang trái, đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến đến góc vuông thứ 2.
Quan sát khi thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2, dánh hết lái sang phải và trả thẳng lái tiến ra khỏi hình.
Để có thể đánh hết lái và trả thẳng lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập thuần thục động tác….. quay tay! (xoay vô lăng).
Đặc biệt chú ý trong bài này phải vê côn để xe đi thật chậm mới đánh lái kịp.
Về đầu trang

Bài 5. Qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông

Yêu cầu phải chấp hành nghiêm tín hiệu giao thông, dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 0,5m, đi ngang ngã 4 trong thời gian 20s, nếu:
  • Đi qua ngã 4 khi đèn đỏ bị trừ 10 điểm.
  • Dừng xe cách vạch hoặc quá vạch trên 0,5m bị trừ 5 điểm, chết máy mỗi lần trừ 5 điểm.
  • Không bật xi nhan trái qua ngã 4, xi nhan phải khi qua ngã 4 rẽ phải bị trừ 5 điểm.
  • Không thực hiện đúng quy trình bài thi bị trừ 5 điểm.
  • Tốc độ vòng quay quá 4000 vòng/phút thì cứ 3s bị trừ 1 điểm.

Bài 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

Yêu cầu của bài này giống bài 5 (mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm).
Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong.
Các lái xe có câu "Tiến bám lưng, lùi bám bụng", có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn.
Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.
Về đầu trang

Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi vào nhà xe)

Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (nhà xe), không chạm vạch và tiến ra khỏi nhà xe.

Các lỗi:

  • Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm (mỗi 2 giây)
  • Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm (Mỗi 2 phút trừ 5 điểm)
  • Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xe bị loại (Máy không báo)
  • Không hạng xe bị loại (nhầm nhà xe hạng xe khác)
Khi bắt đầu rẽ vào khu vực nhà xe, bám sát lề đường bên trái cách khoảng (30 cm – 50cm). Đi chậm(Số 1) khi (vai người lái) đi ngang qua cửa nhà xe thì đánh hết lái về bên phải, tiếp tục cho xe tiến lên khi thấy thân xe có góc khoảng 40-45 độ so với đường ngang cửa nhà xe thì trả thẳng lái và dừng lại trước vạch giới hạn.
Sau đó nhìn kiếng chiếu hậu bên trái quan sát phía sau (bánh xe, thân xe và góc nhà xe) - xem thế xe rồi vào số lùi, tùy theo thế xe “lơi “ hay “dốc “ mà ta đánh tay lái sang trái nhiều hay ít, điều chỉnh sau cho bánh xe sau khi lùi vào cách góc nhà xe khoảng 10-15 cm – khi bánh xe sắp đến góc nhà xe thì đánh nhiều lái sang trái cho xe lùi vào bên trong nhà xe – quan sát thấy thành xe, bánh xe song song với nhà xe và cách vạch giới hạn 20cm -30 cm thì trả thẳng lái và lùi vào cho đến khi bánh xe sau đè lên vạch kiểm tra và nghe máy báo “Đã kiểm tra“ thì dừng lại.
Cài số 1 và tiến ra khỏi nhà xe.Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa nhà xe hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa nhà xe mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm. Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa nhà xe, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa nhà xe, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào nhà xe. (Gọi là lùi xe 2 đỏ)
Về đầu trang

Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.
Về đầu trang

Bài 9. Tăng tốc, tăng số

Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).
Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Qua biển "Tăng số, tăng tốc" (Bảng vuông) Nhấn ga để xe tăng tốc,rồi khẩn trương sang số 2, tiếp tục nhấn ga tiếp (nữa ga là đủ đạt tốc độ). Qua biển 20 màu xanh,nhả ga, rà phanh, cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1 từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.
Chú ý: Bạn không được cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.
Về đầu trang

Bài 10. Ghép xe ngang - Đỗ xe song song

Ghép xe ngang vào nơi đỗ - đỗ xe song song là lùi xe vào nơi cần đỗ khi 2 đầu và 1 mặt bên đều bị khóa bởi vật cản hoặc những xe khác có chiều dài là 6,45m và rộng 2,2m. Có thể đối với người lái xe quen và thường xuyên thực hiện bài này thì cực kỳ dễ nhưng hiện bài này đang làm học viên chuẩn bị thi sát hạch lái xe bối rối và cảm giác lo lắng.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cặp xe song song với bãi đỗ, cách xe đang đỗ 50-80cm, tiến xe tới khoảng 2/3 bãi đỗ ( hoặc căn mũi xe ngang vạch trên)
  • Bước 2: Đánh hết lái sang trái, tiến lên từ từ sao cho gương chiếu hậu bên trái + thành xe thẳng hàng 1 góc 45 độ so với bãi đỗ.
  • Bước 3: Lùi xe từ từ vào bãi cho tới khi gương chiếu hậu bên tay phải ngang với vạch giới hạn ngoài, đánh hết lái sang trái, lùi xe vô chuồng.
  • Bước 4: Khi bánh sau bên phải cán lên vạch ngang - trả thẳng lái, chỉnh xe ngay ngắn. Hoàn thành bài thi.
  • Đánh hết lái sang trái, tiến lên ra khỏi chuồng tới các bài thi tiếp theo.

Yêu cầu phải đạt được trong bài này:

  • Không được đè vạch cảm ứng giới hạn trong bài thi.
  • Không vượt quá 2 phút trong bài thi này.
  • Giữ vòng tua máy không quá 4000 vòng/ phút.
  • Không bị tắt máy trong quá trình thực hiện bài tập và tốc độ không quá 24km.
Về đầu trang

Bài 11. Kết thúc

Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).
Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.
Về đầu trang

Bài phụ: Dừng xe nguy hiểm

Có 3 điểm xuất hiện bài thi phụ bao gồm:
  • Qua ngã tư đèn xanh, đèn đỏ vào đoạn đường trước khi rẽ trái vào bài 8.
  • Sau khi qua khỏi bài 9 và rẽ trái vào đoạn đường tiếp theo.
  • Đoạn đường trước khi đến ngã tư để vào bài 10.
Khi xe đi qua một số vị trí trên tuyến đường thi (một trong các vị trí trên), loa trong xe có thể vang lên "Dừng xe nguy hiểm! Dừng xe nguy hiểm!". Khi nghe hiệu lệnh này, bạn nhanh chóng dừng hẳn xe, ấn vào nút đèn báo hiệu nguy hiểm (nút có vẽ hình tam giác). Khi nào loa hết hiệu lệnh trên thì nhẩm từ 1 đến 5 sau đó ấn nút lần nữa để tắt đèn và đi tiếp.
Bài thi này chỉ xuất hiện một lần ở một trong ba điểm nêu trên.
Về đầu trang

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

thumbnail

Hướng dẫn nấu cháo dinh dưỡng - Mẹo nấu cháo thơm ngon phưng phức như ngoài hàng

Mẹo nấu cháo thơm ngon phưng phức như ngoài hàng


Rang gạo trước khi nấu

Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong là được. Làm như thế nồi cháo của bạn sẽ có mùi thơm đặc trưng, hạt cháo không bị nát vữa, nhưng lại rất nhừ.

Lượng nước nấu cháo

Với món cháo trắng, lượng nước chuẩn nhất là tỉ lệ 1: 3, nghĩa là cứ 1 gạo thì 3 nước. 
Khi bạn nấu cháo cá hay cháo thịt, lượng nước này được thay đổi theo tỉ lệ 1: 4 nghĩa là 1 gạo 4 nước.

Ướp cá trước khi nấu

Để thịt, cá được dai và giòn, bạn hãy ướp thịt, cá với đường và muối khoảng 15 – 20 phút trước khi cho vào cháo. Làm như thế, thịt, cá không những thấm gia vị mà còn giữ được hương vị thơm ngon riêng.

Mách bạn cách nấu cháo ngao

- Nguyên liệu: 1.5 kg ngao, gạo (trong đó 1/2 nửa gạo nếp, 1/2 gạo tẻ).
- Gia vị: Hành khô, hành lá, rau răm, muối, tiêu, gia vị.
- Rang gạo trước khi ngâm. Gạo sau khi ngâm cho ra rổ cho ráo nước.
- Rửa và luộc ngao. Vớt ngao ra rổ, gỡ lấy phần thịt ngao, ướp với chút mắm, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, để cho ngao thấm gia vị. Nước luộc ngao chắt lấy phần nước trong, lọc bỏ phần sạn ở đáy nồi.
- Cho nồi nước ngao lên trở lại bếp, đổ gạo vào, bật lửa lớn, đậy vung kín đến khi sôi, hạt gạo nở bung lên. Kiểm tra nồi cháo nếu thấy ít nước thì châm thêm ít nước sôi vào nồi, nêm ít muối cho vừa miệng. Để lửa nhỏ liu riu đun đến khi gạo chín nhừ thành cháo. Thỉnh thoảng lấy đũa khuấy đều để tránh cháo bám vào đáy nồi bị cháy.
- Đun nóng dầu ăn phi thơm hành khô xắt lát nhỏ. Trút hành ra đĩa để nguội rồi cho phần thịt ngao vào xào săn, thịt ngao để ăn với cháo nên xào hơi mặn một chút. Hành lá, rau răm rửa sạch thái nhỏ.
- Cháo chín múc ra bát, rắc hành lá, rau răm, hành phi, thêm thịt ngao xào săn, rắc tiêu, ớt bột (nếu thích) ăn nóng rất ngon.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

thumbnail

Bài giảng môn lập trình website asp bằng ngôn ngữ C#

Từ khoảng cuối thập niên 90, ASP (Active Server Page) đã được nhiều lập trình viên lựa chọn để xây dựng và phát triển ứng dụng web động trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows. ASP đã thể hiện được những ưu điểm của mình với mô hình lập trình thủ tục đơn giản, sử dụng hiệu quả các đối tượng COM: ADO (ActiveX Data Object) - xử lý dữ liệu, FSO (File System Object) - làm việc với hệ thống tập tin..., đồng thời, ASP cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: VBScript, JavaScript.

Chính những ưu điểm đó, ASP đã được yêu thích trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ASP vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như Code ASP và HTML lẫn lộn, điều này làm cho quá trình viết code khó khăn, thể hiện và trình bày code không trong sáng, hạn chế khả năng sử dụng lại code. Bên cạnh đó, khi triển khai cài đặt, do không được biên dịch trước nên dễ bị mất source code, hạn chế về mặt tốc độ thực hiện. Quá trình xử lý Postback khó khăn, ...

thumbnail

Giáo trình lập trình website ngôn ngữ ASP

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

thumbnail

Lệnh netstat để kiểm soát toàn bộ kết nối ra vào

Cách kiểm tra máy tính có bị dính phần mềm gián điệp

Nếu cảm thấy tốc độ Internet bỗng nhiên chậm đi khác thường, nhiều khả năng máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại (malware),… Làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trên?

1. Kiểm soát kết nối bằng câu lệnh netstat

Đối với các hệ thống chạy Windows, bạn có thể sử dụng lệnh netstat để kiểm soát toàn bộ kết nối ra vào.


- Windows 7/Vista: Đầu tiên, bạn hãy bấm vào menu Start và nhập từ khóa cmd.exe trong khung tìm kiếm. Sau đó, nhấn phải chuột vào cmd.exe và chọn Run as administrator.
- Windows 8/8.1/10: Đối với các hệ thống cao hơn, người dùng chỉ cần nhấn phải chuột vào menu Start và chọn Command Prompt (Admin).

Tiếp theo, bạn hãy gõ dòng lệnh netstat abf để xem toàn bộ các cú pháp liên quan. Theo đó, tùy chọn -a sẽ liệt kê tất cả thông tin về cổng kết nối, tùy chọn -f sẽ hiển thị tên miền đầy đủ mà các ứng dụng đang kết nối đến… Để sử dụng, bạn chỉ cần thay thế từ abf thành các tùy chọn tương ứng, ví dụ netstat -f rồi nhấn Enter.

Cửa sổ dòng lệnh sẽ hiển thị tất cả thông tin về những phần mềm đang chạy trên hệ thống. Nếu phát hiện có điều gì bất thường, bạn có thể tìm kiếm Google theo cú pháp What is và tìm cách gỡ bỏ.


Lưu ý, nếu không rành về các thông số kỹ thuật, bạn có thể cài đặt ứng dụng giám sát của bên thứ ba ở phần tiếp theo.



2. GlassWire (https://www.glasswire.com/)

GlassWire có giao diện khá trực quan, hiển thị toàn bộ thông tin về các ứng dụng và những tiến trình đang chạy ngầm trên hệ thống. Ngoài ra, phần mềm này còn tích hợp sẵn tính năng tường lửa và an ninh hệ thống, đi kèm theo đó là các số liệu lưu lượng download/upload của từng ứng dụng.

Nếu cảm thấy có điều gì bất thường, bạn có thể bấm vào biểu tượng đốm lửa ngay trước tên tiến trình để ngăn không cho kết nối Internet và gỡ cài đặt ứng dụng ngay sau đó.

Khi chuyển sang thẻ Usage, người dùng có thể xem kỹ hơn các thông tin về máy chủ mà tiến trình hoặc ứng dụng đó đang kết nối đến. Ngoài ra, GlassWire còn có tính năng tự động cảnh báo mỗi khi có thiết bị mới vừa kết nối Wi-Fi nhà bạn. Để kích hoạt, người dùng chỉ cần vào mục mục Settings > Security, đánh dấu chọn vào ô Notify me if any device joined or quit my local network.

So với các ứng dụng giám sát hệ thống khác như TCPView hay CurrPorts, GlassWire tỏ ra vượt trội hơn khá nhiều về giao diện, tính năng, độ thân thiện và những công cụ ngăn chặn được tích hợp đi kèm.


Bên cạnh việc giám sát và ngăn chặn, người dùng cũng nên cài đặt thêm các ứng dụng gỡ bỏ phần mềm độc hại, gián điệp như Malwarebytes anti-malware (https://goo.gl/SDPtvS). Phiên bản mới vừa được nhà phát triển tích hợp thêm công nghệ Anti Leak, giúp người dùng tránh bị mất cắp thông tin vì phần mềm gián điệp.
Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng tiêu biểu