SSH (hay Secure Shell) là một giao thức mạng được mã hoá để vận hành các dịch vụ mạng một cách an toàn. SSH cung cấp một kênh kết nối bảo mật trong mô hình kết nối client-server. Kết nối sử dụng cổng TCP tiêu chuẩn là 22. Việc sử dụng giao thức này để kết nối sẽ tránh được các rủi ro trong việc nghe lén và đánh cắp thông tin.
Mô hình kết nối SSH
Để thực hiện kết nối SSH, bạn có thể làm một vài cách như sau:
Sử dụng mật khẩu để xác thực.
Sử dụng cơ chế Key pairs.
Giới thiệu MobaXterm
Đối với các hệ điều hành của họ Linux như CentOS, Ubuntu, Fedora, Debian … thì việc điều khiển thông thường thực hiện qua thao tác dòng lệnh CLI. Để thực hiện việc này, người dùng sẽ sử dụng các phần mềm như Putty, MobaXterm, XShell để thực hiện SSH tới port mặc định 22 của máy chủ. Trong hướng dẫn này, cloud365 sẽ hướng dẫn với các bạn sử dụng MobaXtem.
Các tình năng hay của MobaXtem
MobaXterm có những tính năng hay hơn so với việc sử dụng Putty, nó giúp người dùng thao tác tốt hơn khi điều khiển các máy chủ linux, bao gồm:
Hỗ trợ mở nhiều cửa sổ để làm việc.
Hỗ trợ tích hợp việc FTP hoặc SFTP để truyền file từ máy người dùng lên máy chủ.
Hỗ trợ các thao tác zoom màn hình CLI hoặc thay đổi màu sắc bắt mắt hơn.
Hỗ trợ các phương thức kết nối như FTP, Telnet, RDP (remote desktop với các máy là windows)
Hỗ trợ các công cụ dùng để scan port, scan network.
Lưu phiên đăng nhập sau lần đầu truy cập vào SSH hoặc các giao thức khác.
Cách sử dụng MobaXterm
Cài đặt MobaXterm
MobaXtem cung cấp 2 phiên bản, phiên bản free – Home Edition và phiên bản mất phí – Professional Edition. Đối với người dùng thông thường, chỉ cần tải bản free là đủ (bản free) cho phép lưu 10 section SSH đầu tiên (có thể hiểu là 10 máy chủ).
Khi tải bản free, bạn có thể chọn dạng portable (giải nén và dùng ngay) hoặc dạng install (tải và cài đặt). Thực hiện tải bản free – Home Edition ở link dưới:
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn reset passwordFASTPANELtrong trường hợp bạn muốn đổi mật khẩu hoặc nhỡ quên lưu lại mật khẩu.
I. Hướng dẫn reset password FASTPANEL
Để reset password FASTPANEL chúng ta cần thực hiện 2 bước sau.
Bước 1: SSH vào VPS hoặc Server của bạn
Để reset password FASTPANEL, đầu tiên chúng ta cần làm là SSH hoặc truy cập VPS hoặc máy chủ của bạn với quyền root trước. Nếu bạn chưa biết cách SSH vào VPShoặc Server của bạn thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sau:
Sau khi đã SSH thành công chúng ta tiếp tục với bước 2 để bắt đầu thực hiện các lệnh reset password.
Bước 2: Thực hiện lệnh reset password PANEL
Tên người dùng mặc định của PANEL là fastuser nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng lệnh sau để reset password.
1
passwd fastuser
Sau đó bạn sẽ được hỏi mật khẩu hai lần, bạn nhớ nhập giống hệt cả hai nhé. Nếu không sẽ phải chạy lại lệnh đổi mật khẩu ở trên một lần nữa.
Sau khi đã nhập mật khẩu hai lần và được thông báo thành công các bạn có thể trở lại trang FASTPANEL của mình và truy cập lại với mật khẩu mới là được.
II. Kết luận
Vậy là chỉ cần với 3 bước chúng ta đã có thể reset password
Sau khi cài đặt FastPanel chúng ta sẽ đến bước cài đặt website đầu tiên lên control panel này. Và trong bài hướng dẫn này mình sẽ hướng dẫn nhanh cách để chúng ta có thể cài đặt WordPress lên FastPanel.
I. FastPanel là gì?
FastPanel là một web control panel miễn phí rất tốt ở thời điểm hiện tại. Với rất nhiều tính năng như:
Tạo website chỉ với vài cú nhấp chuột.
Quản lý email.
Quản lý cơ sở dữ liệu.
Quản lý sao lưu/khôi phục lên đám mây.
Phân tích lưu lượng truy cập website.
Tạo người dùng.
Có hỗ trợ xác thực hai yếu tố.
Hỗ trợ SSL.
Hỗ trợ tường lửa.
Hỗ trợ cron.
Hỗ trợ nhiều phiên bản PHP.
Tích hợp quét mã độc AI-BOLIT.
Tích hợp Spam Asasin.
Hỗ trợ thao tác lệnh mà không cần SSH thông qua giao diện điều khiển.
Và còn rất nhiều tính năng khác, mình sẽ đề cập trong các bài viết khác.
II. Tạo website trên FastPanel
Bước 1: Truy cập FastPanel
Để truy cập vào giao diện FastPanel chúng ta truy cập vào đường dẫn có dạng https://IP:8888 trên trình duyệt. Thay IP thành IP VPS hoặc máy chủ FastPanel của bạn.
Dưới đây là giao diện FastPanel của mình. Cũng như cách để thêm 1 website mới.
Bước 2: Khởi tạo website
Chúng ta chọn dấu + màu xanh ở góc phải để thêm website mới.
Sau khi chọn vào nút thêm website chúng ta bắt đầu điền tên miền và bấm Next.
Ở bước Configuration chúng ta sẽ cấu hình phiên bản PHP, PHP mode và thông tin database sẽ tạo. Nếu bạn nào chưa có phiên bản PHP mới thì nên tham khảo bài hướng dẫn sau.
Các bạn nhớ nút hỗ trợ PHP phải luôn luôn bật, nếu không bật thì bạn đưa mã nguồn lên nó sẽ không chạy được.
Ở đây mình chọn PHP mode là PHP-FPM và chọn PHP versions là php7.4 vì trước đó mình có cài phiên bản php này rồi. Chọn Save để lưu lại và tiến hành cấu hình thông tin database.
Ở đây bạn có thể thấy hệ thống tự động tạo thông tin như:
Tên Database
Người dùng có quyền truy cập Database đó.
Mật khẩu người dùng có quyền truy cập Database đó.
Ở bước 3 Backups chúng ta sẽ chưa cấu hình backup và có thể cấu hình thiết đặt sau chức năng này. Tiếp tục chọn Next để bỏ qua bước 3.
Tại bước cuối cùng này mọi thông tin cài đặt, cấu hình sẽ được hiển thị để bạn có thể lưu lại. Ngoài ra bạn còn có cả thông tin người dùng được tạo ra để quản trị cho riêng website này.
Tại bước này chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin như thông tin database được tạo (1), thông tin FTP (2), thông tin quản trị gói hosting website này (3). Nhưng cái nút chúng ta cần nhất ở đây là cài đặt WordPress (4). Nhấp vào nút này và chọn thông tin quản trị admin website WordPress như hình bên dưới và chọn Install WordPress để cài đặt WordPress.
Quá trình cài đặt diễn ra trong vài giây và có thể truy cập website.
III. Tổng kết
Qua bài viết này chúng ta đã nắm được cách để tạo website cài đặt WordPress lên FastPanel. Cũng như thao tác cơ bản để tạo thêm một website trên giao diện FastPanel.
Tham khảo nguồn bài viết từ tenten Chúc các bạn thực hiện thành công.
So sánh vps và cloud server là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi đây là 2 trong 3 hệ thống máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Vậy VPS và Cloud server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từ A – Z dưới đây.
VPS là gì?
Trước khi tiến hành so sánh vps và cloud server, chúng ta cần hiểu về 2 hệ thống máy chủ này. Vậy VPS là gì?
VPS là viết tắt của từ Virtual Private Server. Đây là máy chủ được tạo thành thông qua việc phân chia một máy chủ vật lý. Từ một máy chủ ban đầu, người quản trị có thể chia thành nhiều máy chủ khác nhau, các máy chủ sẽ có tính năng giống như máy chủ ban đầu. Đồng thời, các máy chủ sau khi được phân chia sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên.
Cloud Server là gì?
Vậy Cloud Server là gì? Đúng như tên gọi bằng tiếng Anh, Cloud Server là máy chủ đám mây. Đây là một dạng máy chủ ảo, được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Máy chủ đám mây được thiết lập và sử dụng bằng công nghệ điện toán đám mây. Vì thế, loại máy chủ này không bị giới hạn về dung lượng và cũng không mất quá nhiều thời gian hay bị giới hạn về việc nâng cấp giống như các loại máy chủ truyền thống.
So sánh VPS và Cloud Server chi tiết
Vậy máy chủ VPS và cloud Server có những điểm giống và khác nhau thế nào? Hãy cùng so sánh VPS và Cloud Server qua các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí so sánh
VPS
Cloud Server
Hiệu suất
Hiệu suất bị hạn chế.
Hiệu suất tuyệt vời.
Khả năng mở rộng
VPS bị giới hạn và cần nâng cấp gói.
Không giới hạn các tùy chọn khả năng mở rộng.
Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh
Được cung cấp toàn quyền truy cập, tùy chỉnh.
Giới hạn quyền kiểm soát với một số cài đặt nhất định.
Khi so sánh VPS và cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua hiệu suất của 2 máy chủ này. Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng và là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại máy chủ này.
VPS:
VPS là loại máy chủ được nhiều người lựa chọn do có tốc độ tải trang nhanh. Do việc sử dụng chung một máy chủ chuyên dụng nên người dùng sẽ không cần chia sẻ tài nguyên với các website khác. Qua đó đảm bảo tốc độ tải trang.
Tuy nhiên, thông tin, ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ VPS sẽ được lưu ở máy chủ vật lý. Dù bạn đã phân vùng riêng thì trang web của bạn vẫn sẽ được lưu trữ vật lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới những website khác trên cùng một máy chủ. Ngoài ra, do sử dụng cùng một máy chủ vật lý nên máy chủ VPS có thể sẽ bị giới hạn bởi dung lượng phần cứng của máy chủ.
VPS là loại máy chủ được nhiều người lựa chọn do có tốc độ tải trang nhanh
Cloud Server
Cloud Server được đánh giá là có mức hiệu suất cực kỳ cao, ngay cả khi người dùng sử dụng trong thời điểm nhu cầu tăng cao. Cloud Server sử dụng bộ nhớ và CPU của các máy chủ nên có sức mạnh xử lý cực kỳ cao. NGay cả trong những trường hợp truy cập tăng bất ngờ, đột biến, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng đảm bảo tốc độ truy cập.
Sử dụng máy chủ đám mây cũng cho phép bạn hạn chế tối đa thời gian chết, nâng cao khả năng di chuyển các tệp. Trong trường hợp máy chủ bị lỗi, hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo do việc di chuyển dữ liệu từ các máy chủ cực kỳ dễ dàng.
Khả năng mở rộng
Khi so sánh VPS và Cloud Server, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu khả năng mở rộng của 2 loại máy chủ này.
VPS
VPS có lợi thế hơn so với Shared Hosting về việc cung cấp tài nguyên. Tuy nhiên, khả năng mở rộng lại là một nhược điểm của loại máy chủ này. VPS bị giới hạn khả năng mở rộng bởi máy chủ vật lý. Để mở rộng máy chủ, bạn có thể mở rộng bộ nhớ và sức mạnh của CPU trên máy chủ con. Tuy nhiên, lượng tài nguyên của máy chủ vật lý sẽ bị giới hạn và chỉ có một lượng tài nguyên nhất định. Vì thế, nếu muốn mở rộng, người dùng sẽ phải nâng cấp thêm một gói mới.
So với VPS, Cloud Server có khả năng mở rộng tốt hơn
Cloud Server
So với VPS, Cloud Server có khả năng mở rộng tốt hơn. Do không bị giới hạn về máy chủ nên cloud server cũng không bị giới hạn về các tùy chọn mở rộng. Khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi, dịch vụ lưu trữ đám mây cũng sẽ được mở rộng. Tương ứng với đó, băng thông và tốc độ xử lý cũng sẽ cao hơn. Chỉ với một vài thao tác mở rộng gói lưu trữ, bạn đã có thể mở rộng hệ thống máy chủ của mình.
Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh
Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu kiểm soát, tùy chỉnh các thiết lập càng cao. Vì thế, việc tìm hiểu khả năng kiểm soát trong hệ thống máy chủ luôn được ưu tiên. So với máy chủ shared hosting, cả VPS và Cloud Server đều có nhiều quyền kiểm soát thiết lập hơn. Tuy nhiên, mỗi loại lại có mức độ tùy chỉnh khác nhau.
VPS:
Máy chủ VPS cho phép người dùng truy cập vào các mức độ tùy chỉnh giống như một máy chủ chuyên dụng. Bạn sẽ có toàn quyền truy cập root nên có thể kiểm soát mọi khía cạnh của máy chủ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát cả hệ điều hành. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp sẽ hạn chế việc truy cập windows. Bạn cần lưu ý vấn đề này khi so sánh VPS và Cloud server để có lựa chọn phù hợp nhất.
Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu kiểm soát, tùy chỉnh các thiết lập càng cao
Cloud Server
Tương tự như VPS, Cloud Server cũng cho phép người dùng có thể tùy chỉnh. Bạn có thể tùy chỉnh một số khía cạnh như cấu hình tường lửa, kiến trúc mạng hay load balancing. Tuy nhiên, do Cloud Server hoạt động theo hình thức đám mây, trên mạng lưới máy chủ cực lớn nên việc tùy chỉnh cũng sẽ bị giới hạn. Tùy từng nhà cung cấp mà mức giới hạn sẽ có sự khác nhau.
An toàn và bảo mật
Khi so sánh VPS và Cloud Server, chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề an toàn và bảo mật của hệ thống máy chủ. Nếu máy chủ không đảm bảo bảo mật, người dùng có thể bị hacker tấn công, đánh cắp thông tin hoặc thậm chí là ảnh hưởng tới hoạt động và lợi nhuận.
Các hệ thống máy chủ khác nhau sẽ có các đặc điểm và mức độ bảo mật khác nhau, tương ứng với các biện pháp bảo mật của từng nhà cung cấp.
Các hệ thống máy chủ khác nhau sẽ có các đặc điểm và mức độ bảo mật khác nhau
VPS
VPS được đánh giá là hệ thống máy chủ có độ bảo mật cao. Độ bảo mật của VPS sẽ tương ứng với từng máy chủ vật lý. Mỗi VPS sẽ có một mức độ bảo mật khác nhau tương ứng với một máy chủ khác nhau. Do được kết nối với máy chủ vật lý nên ngay cả khi một website khác cùng máy chủ bị tấn công/nhiễm virus, trang web của bạn cũng không bị ảnh hưởng. Đồng thời, do chỉ lưu trữ trên một máy chủ vật lý duy nhất nên VPS có độ bảo mật chặt chẽ hơn so với Cloud Server.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc VPS được bảo mật tuyệt đối. Khi lưu trữ trên VPS, bạn vẫn sẽ gặp phải một số rủi ro. Trong trường hợp một website cùng máy chủ bị tấn công DDoS, máy chủ vật lý có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mức độ bảo mật sẽ phụ thuộc vào các biện pháp bạn lựa chọn. Vì thế bạn cần chịu trách nhiệm với các tùy chỉnh bảo mật của mình.
Cloud Server
Cloud server là hệ thống máy chủ được đánh giá cao về vấn đề bảo mật. TRang web của bạn sẽ được lưu trữ riêng biệt với các website khác trên hệ thống. Đồng thời, bạn cũng có thể tùy chọn các biện pháp bảo mật cho mình.
Tuy nhiên, do hệ thống lưu trữ trên nhiều máy chủ vật lý nên việc bảo mật sẽ phức tạp hơn. Hệ thống đám mây cũng có nhiều nguy cơ bị tấn công hơn so với các máy chủ truyền thống.
Cloud server là hệ thống máy chủ được đánh giá cao về vấn đề bảo mật
Chi phí
So với các loại máy chủ thông thường, cả VPS và Cloud Server đều có mức giá hợp lý, phải chăng mà vẫn đảm bảo các lợi ích và vấn đề bảo mật.
VPS
Khi sử dụng VPS, người dùng có thể dự đoán chi phí hàng tháng. Mức phí này khá rẻ nếu so với các loại máy chủ chuyên dụng khác. Mức giá hệ thống VPS sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông số kỹ thuật, giới hạn tài nguyên…
Cloud Server
Cloud server thường có mức giá cao hơn máy chủ VPS do không bị giới hạn tài nguyên và khả năng mở rộng. Tuy nhiên, so với các loại máy chủ chuyên dụng, máy chủ đám mây vẫn có mức giá hợp lý hơn. Tùy vào từng lưu lượng sử dụng mà mức chi phí của bạn sẽ có sự khác nhau.
Có thể thấy, sau khi so sánh VPS và cloud server, chúng ta đã thấy, hai hệ thống máy chủ này có nhiều điểm khác biệt. Vậy nên sử dụng loại máy chủ nào? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng hệ thống. Trước hết là VPS.
Cloud server và cloud vps có các ưu và nhược điểm riêng
Ưu điểm
VPS có nhiều ưu điểm, nổi bật trong số đó có thể kể tới như:
Chi phí hợp lý: VPS có mức chi phí hợp lý so với các loại máy chủ thông dụng khác.
Khởi tạo nhanh chóng: Khi sử dụng VPS, bạn có thể nhanh chóng khởi tạo và hoạt động máy chủ chỉ sau vài giờ. Nếu các phần mềm cần thiết đã được thiết lập sẵn, thậm chí bạn sẽ chỉ mất vài phút để máy chủ đi vào hoạt động.
Gói dịch vụ đa dạng: Khi lựa chọn VPS, bạn sẽ có nhiều gói dịch vụ để lựa chọn, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.
Quyền truy cập: VPS cho phép người dùng có quyền truy cập Root hoàn chỉnh. Vì thế, người dùng có thể thực hiện các hoạt động độc lập trong môi trường máy chủ, cài đặt các module và các phần mềm bổ sung…
Khả năng xử lý mạnh mẽ: VPS không bị dao động về tài nguyên có sẵn, đảm bảo khả năng bảo mật.
Bảo mật cao: VPS có thể chống lại hầu hết các cuộc tấn công.
Dễ nâng cấp: Sử dụng VPS, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp từ máy chủ. Bởi hầu hết các máy chủ con hiện nay chỉ sử dụng một phần tài nguyên từ máy chủ vật lý, nên việc nâng cấp sẽ cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng.
VPS cho phép người dùng có quyền truy cập Root hoàn chỉnh
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, máy chủ VPS cũng có một số nhược điểm:
Máy chủ VPS được chia từ các máy chủ vật lý nên ít mạnh hơn các loại máy chủ chuyên dụng. Loại máy chủ này phù hợp với một trang web hoặc một ứng dụng. Tuy nhiên, nếu muốn chạy một cổng thông tin với lượng truy cập cao thì đây sẽ không phải là lựa chọn tối ưu.
Để quản lý và duy trì VPS đòi hỏi người dùng phải có nhiều kiến thức kỹ thuật hơn so với các tài khoản hosting thông thường.
Ưu nhược điểm của Cloud Server
Giống như VPS, máy chủ Cloud Server cũng có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server có thể kể tới như:
Ưu điểm
Khả năng mở rộng vô tận: Cloud server cho phép người dùng có thể mở rộng lưu lượng lưu lượng một cách dễ dàng. Bạn sẽ hoàn toàn không phải lo lắng đến việc thời gian bị chế trong quá trình quảng cáo hay có sự cố bất thường khi tăng lưu lượng truy cập đột biến. Ngoài ra, sử dụng Cloud Server cũng cho phép bạn sử dụng chính xác dung lượng các tài nguyên vật lý như Ram hay CPU…
Tiết kiệm chi phí: Server Cloud có mức chi phí tương đối hợp lý. Doanh nghiệp sẽ không cần mua máy chủ hay thuê đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ khi sử dụng loại máy chủ này.
Sao lưu, khôi phục dữ liệu dễ dàng: Do việc lưu trữ dữ liệu không bị phụ thuộc và ổ cứng nên việc sao lưu và khôi phục dữ liệu sẽ cực kỳ đơn giản. Các nhà cung cấp cũng thường xuyên có các bản dữ liệu Backup.
Server Cloud có mức chi phí tương đối hợp lý
Nhược điểm
Việc vận hành máy chủ Cloud Server đòi hỏi kỹ thuật cao.
Có nguy cơ bị lộ thông tin nếu bạn không đảm bảo hệ tầng và không có hệ thống/giao thức kiểm soát hợp lý.
Nên lựa chọn VPS hay Cloud Server?
Cloud server và vps nên dùng loại nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu, so sánh vps và cloud server. Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của hệ thống, bạn có thể lựa chọn loại máy chủ phù hợp:
Bạn có thể chọn VPS nếu:
Sử dụng cho công ty có quy mô vừa và nhỏ
Sử dụng cho những website có lượng truy cập ổn định.
Cần bảo mật cao.
Bạn có thể chọn Cloud server nếu:
Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật.
Sử dụng cho công ty có quy mô lớn
Sử dụng cho các website có lượng truy cập cao, có khả năng đột biến về lượng truy cập.
Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn về vps và cloud server. Qua phần so sánh VPS và cloud server, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các đặc điểm, ưu và nhược điểm của 2 hệ thống này. Từ đó lựa chọn được hệ thống máy chủ phù hợp nhất.
Ngoài ra nếu quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ cho thuê VPS mời tham khảo: Thuê VPS tốc độ cao, uy tín (Bảng giá mới nhất)
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud