Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất đai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

thumbnail

Tuyệt đối không đưa những vấn đề chưa chín, chưa rõ vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

 

(Chinhphu.vn) – Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý những vấn đề đặt ra nhưng chưa đủ độ chín, chưa đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương thì tuyệt đối không đưa vào dự thảo Luật.

Tuyệt đối không đưa những vấn đề chưa chín, chưa rõ vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chuẩn bị công phu - Ảnh: VGP/ĐH

Sáng 22/9, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đây là dự án luật dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 4 tới và sẽ được xem xét, thông qua sau 3 kỳ họp.

Thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực này.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 vừa qua, các đại biểu, chuyên gia, nhà quản lý đã đóng góp nhiều ý kiến về lĩnh vực đất đai tại phiên hội thảo chuyên đề.

Nhiệm vụ lập pháp quan trọng của nhiệm kỳ

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng  Luật Đất đai năm 2013 sau gần 8 năm tổ chức thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, Luật cũng bộ lộ nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, hiệu quả sử dụng đất, tài chính đất đai. Vì vậy, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2013 là hết sức cần thiết.

Nhấn mạnh đây là dự án luật khá phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, là nhiệm vụ lập pháp quan trọng của nhiệm kỳ, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn lớn đề liên quan như: Sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên; người sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…

Bảo đảm tính tổng thể, chiến lược lâu dài

Khẳng định việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng, thông qua luật là ví dụ sinh động nhất để đánh giá năng lực xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức, cơ quan hữu quan; đánh giá năng lực thể chế hóa chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước; đánh giá năng lực kiến tạo phát triển; năng lực thể hiện tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật;…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đất đai phải có sự cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu. Tuy là lần đầu thảo luận nhưng đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra có sự chuẩn bị công phu nên dù là luật khó nhưng không có nghĩa không hoàn thành. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong quá trình sửa đổi luật, phải bám sát chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 18-NQ/TW, từ chủ trương đó thể chế hóa bằng quy phạm pháp luật, chứ không nhắc lại tinh thần và lời văn của Nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý những vấn đề đặt ra nhưng chưa đủ độ chín, chưa đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương tuyệt đối không đưa vào dự thảo luật mà chỉ cụ thể hóa những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và có quyết sách của Trung ương.

Về quan điểm xây dựng luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan điểm: Bảo đảm nguyên tắc nhất quán trên cơ sở kế thừa các quy định mang tính chất ổn định về pháp luật đất đai qua các thời kỳ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, vận hành thông suốt và được Trung ương khẳng định.

Sửa đổi, bổ sung các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải đảm bảo tính tổng thể, chiến lược lâu dài, tuyệt đối tránh hợp thức hóa các vi phạm hiện nay. Cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng, trên tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của từng chủ thể. Trong quá trình xây dựng luật cần tách bạch quan hệ đất đai mang tính chất công với quan hệ đất đai mang tính chất tư. 

Về vấn đề giá đất và cơ chế tài chính về đất đai, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là vấn đề khó nhất nên cần có quy định để vận hành được trong thực tế. Việc bỏ khung giá đất nhưng vẫn có bảng giá đất, vai trò của HĐND, UBND, cơ quan tham mưu, cơ quan tư vấn trong việc định giá đất như thế nào… cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Luật hóa tối đa các quy định

Đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ, dự án luật của Chính phủ, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế tương đối kỹ lưỡng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ sự thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai, cho rằng đây là vấn đề được người dân, xã hội mong đợi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cần rà soát kỹ các luật liên quan đến Luật Đất đai và hướng xử lý trong trường hợp có sự khác nhau giữa Luật Đất đai với luật khác; xác định thứ tự ưu tiên, nguyên tắc áp dụng pháp luật như thế nào để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Dự thảo Luật có tới 80/240 điều quy định giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết, vì vậy Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị xem xét luật hóa tối đa các quy định và giảm bớt các điều giao Chính phủ hướng dẫn để đảm bảo tính cụ thể, tính minh bạch của luật.

Nêu rõ thu hồi đất là một chế định quan trọng trong Luật Đất đai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng cần phải quy định chặt chẽ nội dung này, thể chế hóa nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết 18-NQ/TW để đảm bảo tính minh bạch; rà soát kỹ lưỡng các trường hợp thu hồi đất để đảm bảo tính chính xác và phù hợp, tránh việc lạm dụng trong thực tiễn.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị cần tiếp tục rà soát quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; trách nhiệm của UBND trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Nhấn mạnh quan điểm "Khi thu hồi đất thì bồi thường cho người có quyền sử dụng bị thu hồi phải đảm bảo đời sống tốt hơn", Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng trong Nghị quyết 18-NQ/TW đã nêu rất rõ vấn đề này nhưng trong dự thảo luật chỉ nhắc lại chứ không cụ thể hơn… Nếu các chế định trong luật lý giải không rõ, không thận trọng, không cân nhắc kỹ lưỡng sẽ tác động trực tiếp đến các mối quan hệ pháp lý khác. Nếu giải quyết tốt các vấn đề của Luật Đất đai sẽ tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế xã hội và giải quyết được các nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng phức tạp trong khiếu nại, tố cáo hiện nay.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhận định, việc sửa đổi đã đảm bảo đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, hồ sơ dự thảo Luật đã đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, tập hợp các nội dung liên quan đến các luật khác; bổ sung đánh giá tác động cụ thể đối với các chính sách mới./.

Nguyễn Hoàng


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022

thumbnail

Điểm khác nhau cơ bản giữa sổ đỏ và sổ hồng có thể bạn chưa biết

 Đến nay nhiều người có thể vẫn chưa phân biệt được khái niệm sổ đỏ, sổ hồng. Về mặt pháp lý loại sổ nào quan trọng hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

thumbnail

Luật sư giải thích ký hiệu các loại đất (LUC, ONT, ODT, CLN, TMD...) trên bản đồ địa chính

 Dựa trên tiêu chí nào để nhà nước phân thành các loại đất ? Giải thích một số ký hiệu đất thông dụng được ghi trên sổ đỏ hoặc bản đồ địa chính ? ... và một số vướng mắc liên quan về phân loại đất sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Giải thích ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

Chào Luật sư Minh Khuê, Luật sư cho hỏi các ký hiệu như LUC, ONT, ODT, CLN... trên bản đồ địa chính là gì? Tôi xem mà tôi không hiểu đất của mình là đất gì rất mong Luật sư tư vấn cho tôi được hiểu vì tôi là nông dân nên tôi không nắm được pháp Luật nên rất mong Luật sư giúp đỡ, ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Luật đất đai 2013 về phân loại đất được chia làm 3 nhóm chính đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trên bản đồ, loại đất được thể hiện bằng kí hiệu chữ theo quy phạm.

Trong 3 nhóm đất nêu trên có các loại đất khác nhau như: Đất chuyên trồng lúa nước, đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất thương mại, đất quốc phòng - an ninh...có rất nhiều loại đất khác nhau và thường bản đồ được thu nhỏ nên khi thể hiện trên bản đồ được thể hiện dưới dạng ký hiệu.

(*) Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (Ban hành kèm theo Thông tư 25/2015/TT-BTNMT):

STT

Loại đất

I

NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP

1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

2

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

3

Đất lúa nương

LUN

4

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

5

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

6

Đất trồng cây lâu năm

CLN

7

Đất rừng sản xuất

RSX

8

Đất rừng phòng hộ

RPH

9

Đất rừng đặc dụng

RDD

10

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

11

Đất làm muối

LMU

12

Đất nông nghiệp khác

NKH

II

NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2

Đất ở tại đô thị

ODT

3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

4

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

5

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

6

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

7

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

8

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

DTT

9

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

10

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

11

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

12

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

13

Đất quốc phòng

CQP

14

Đất an ninh

CAN

15

Đất khu công nghiệp

SKK

16

Đất khu chế xuất

SKT

17

Đất cụm công nghiệp

SKN

18

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

19

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

20

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

21

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

22

Đất giao thông

DGT

23.

Đất thủy lợi

DTL

24

Đất công trình năng lượng

DNL

25

Đất công trình bưu chính, viễn thông

DBV

26

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

27

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

28

Đất chợ

DCH

29

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

30

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

31

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

32

Đất công trình công cộng khác

DCK

33

Đất cơ sở tôn giáo

TON

34

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

35

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

36

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

37

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

38

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

III

NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

3

Núi đá không có rừng cây

NCS

Như vậy các loại đất khi thể hiện trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu, muốn biết đó là loại đất gì thì phải căn cứ vào bảng ký hiệu nếu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về phân loại đất, ký hiệu các loại đất , gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Các loại đất không phải nộp tiền thuế sử dụng đất ?

Thưa luật sư, tôi hiện đang sống ở Nghệ An và có sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, năm nào tôi cũng phải nộp hơn 4 triệu tiền thuế đất hằng năm. Không biết đất của tôi đang có có thuộc trường hợp phải nộp thuế không ạ. Vì tôi thấy trên sổ đỏ của tôi có ghi là "giao đất không thu tiền sử dụng đất"?
Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Các loại đất không phải nộp thuế sử dụng đất hàng năm được quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng

Gồm:

- Đất giao thông, thủy lợi bao gồn đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi;

- Đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hóa, điểm bưu điện – văn hóa xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

- Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ;

- Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên; đất trạm điện; đất hồ, đập thủy điện; đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng

Bao gồm: đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ tường, nhà thờ họ

Bao gồm: diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp

Gồm:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên chính phủ được hưởng ưu đãi, miễn trừ tương đương cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;

- Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập.

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

Gồm:

- Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;

- Đất làm căn cứ quân sự;

- Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

- Đất làm ga, cảng quân sự;

- Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;

- Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;

- Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

- Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.

+ Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã

Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về tiền thuế sử dụng đất hàng năm, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác.

3. Đất trồng lúa có được chuyển sang loại đất khác không ?

Thưa Luật sư Minh Khuê! Tôi có một vấn đề liên quan đến đất đai, tôi muốn Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi có 500m2 đất trồng lúa, hiện nay tôi đang muốn chuyển sang đất trồng cây ăn lâu năm có được không?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp Luật thì đất trồng lúa muốn chuyển sang đất trồng cây lâu năm phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Căn cứ theo điều 57, Luật đất đai năm 2013.

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy khi sở hữu đất trồng lúa mà muốn sử dụng vào mục đích khác thì phải đăng thay đổi mục đích sử dụng. Thủ tục cụ thể như sau:

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

2. Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

3. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

b) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Nếu không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6 , Nghị định 102/2014/NĐ-CP Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy khi muốn chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì bạn phải đăng ký, nếu không đăng ký thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải khắc phục hậu quả bằng cách phá bỏ các cây lâu năm đã trồng đấy đi.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp , gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

4. CNĐ là loại đất gì?

Luật sư tư vấn:

Ký hiệu loại đất theo mục đích sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 01 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT như trên.

Như vậy, theo quy định trên thì không có kí hiệu CNĐ như bạn đã trình bày. Do đó, bạn nên đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hỏi rõ về loại kí hiệu này.

Trân trọng ./.

5. Quy định về phân loại đất ? Căn cứ phân loại đất đai ?

Thưa quý các Luật gia, Luật sư của công ty luật Minh Khuê. Xin cho biết Luật đất đai năm 2013 quy định như thế nào về phân loại đất ? Việc xác định loại đất dựa trên căn cứ nào ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, Luật đất đai năm 2013 quy định về phân loại đất như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013 về phân loại đất, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành ba nhóm, cụ thể như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Thứ hai, theo quy định của Luật đất đai năm 2013, việc xác định loại đất dựa trên căn cứ sau đây:

Điều 11 Luật đất đai năm 2013 quy định việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa được cấp giấy chứng nhận quy định tại mục 1 nêu trên

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại mục 1 nêu trên.

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại mục 1, 2, 3 nêu trên thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

Điều 3. Xác định loại đất -Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai:

Việc xác định loại đất đối với trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng.

2. Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

3. Trường hợp thửa đất đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích sử dụng thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích theo hiện trạng sử dụng của từng thửa đất đó;

b) Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất hiện trạng có mức giá cao nhất trong bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; trường hợp sử dụng đất sau khi có quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để xác định mục đích chính.

4. Trường hợp đất có nhà chung cư có mục đích hỗn hợp được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

5. Cơ quan xác định loại đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về phân loại đất, xác định giá đất, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng tiêu biểu