Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn Học lái xe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

thumbnail

Mẹo ôn tập thi bộ 600 câu lý thuyết sát hạch giấy phép lái xe

 

Mẹo 600 câu hỏi ôn thi GPLX

600 Câu Hỏi Lý Thuyết & Đáp Án Thi Sát Hạch Lái Xe Ôtô Mới Nhất


Cấp phép

  • Đường cấm dừng, cấm đỗ, cấm đi do UBND cấp tỉnh cấp
  • Xe quá khổ, quá tải do: cơ quản quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép

Nồng độ cồn

Người điều khiển xe mô tô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn: Bị nghiêm cấm

Khoảng cách an toàn tối thiểu

  • 35m nếu vận tốc lưu hành(V) = 60 (km/h)
  • 55m nếu 60<V≤80
  • 70m nếu 80<V≤100
  • 100m nếu 100<V≤120
  • Dưới 60km/h: Chủ động và đảm bảo khoảng cách.

Hỏi về tuổi (T)

  • Tuổi tối đa hạng E: nam 55, nữ 50
  • Tuổi lấy bằng lái xe (cách nhau 3 tuổi)
    • Gắn máy: 16T (dưới 50cm3)
    • Mô tô + B1 + B2: 18T
    • C, FB: 21T
    • D, FC: 24T
    • E, FD: 27T

Trên đường cao tốc, trong đường hầm, đường vòng, đầu dốc, nơi tầm nhìn hạn chế

  • Không được quay đầu xe, không lùi, không vượt
  • Không được vượt trên cầu hẹp có một làn xe.
  • Không được phép quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  • Cấm lùi xe ở khu vực cấm dừng và nơi đường bộ giao nhau.

Tại nơi giao nhau không có tín hiệu đèn

  • Có vòng xuyến: Nhường đường bên trái
  • Không có vòng xuyến nhường bên phải

Niên hạn sử dụng (tính từ năm sx)

  • 25 năm: ô tô tải
  • 20 năm: ô tô chở người trên 9 chỗ

Biển báo cấm

Cấm ô tô (Gồm: mô tô 3 bánh, Xe Lam, xe khách) --> Cấm xe tải --> Cấm Máy kéo --> Cấm rơ moóc, sơ mi rơ moóc

Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng

  1. Nhất chớm: Xe nào chớm tới vạch trước thì được đi trước.
  2. Nhì ưu: Xe ưu tiên được đi trước. Thứ tự xe ưu tiên: Hỏa-Sự-An-Thương (Cứu hỏa - Quân sự - Công an - Cứu thương - Hộ đê - Đoàn xe tang).
  3. Tam đường: Xe ở đường chính, đường ưu tiên.
  4. Tứ hướng: Thứ tự hướng: Bên phải trống - Rẽ phải - Đi thẳng - Rẽ trái.

Thứ tự ưu tiên với xe ưu tiên: Hỏa-Sự-An-Thương

  • Hỏa: Xe Cứu hỏa
  • Sự : Xe Quân sự
  • An: Xe Công an
  • Thương: Xe cứu thương
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
  • Đoàn xe tang

Các hạng GPLX

  • A1 mô tô dưới 175 cm3 và xe 3 bánh của người khuyết tật
  • A2 mô tô 175 cm3 trở lên
  • A3 xe mô tô 3 bánh
  • B1 không hành nghề lái xe
  • B1, B2 đến 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 3.500kg
  • C đến 9 chỗ ngồi, xe trên 3.500kg
  • D chở đến 30 người
  • E chở trên 30 người.
  • FC: C + kéo (ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc)
  • FE: E + kéo (ô tô chở khách nối toa)

Phân nhóm biển báo hiệu: bao gồm

  • Biển nguy hiểm (hình tam giác vàng)
  • Biển cấm (vòng tròn đỏ)
  • Biển hiệu lệnh (vòng tròn xanh)
  • Biển chỉ dẫn (vuông hoặc hình chữ nhật xanh)
  • Biển phụ (vuông, chữ nhật trắng đen): Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ

Tốc độ tối đa TRONG khu vực đông dân cư

  • 60km/h: Đối với đường đôi hoặc đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
  • 50km/h: Đối với đường 2 chiều hoặc đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

Tốc độ tối đa NGOÀI khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

1. Đối với đường đôi hoặc đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
  • 90km/h: Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải ≤3.5 tấn.
  • 80km/h: Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải >3.5 tấn (trừ ô tô xitec).
  • 70km/h: Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, trộn bê tông).
  • 60km/h: Ô tô kéo rơ mooc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

2. Đối với đường 2 chiều hoặc đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới

  • 80km/h: Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải ≤3.5 tấn.
  • 70km/h: Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải >3.5 tấn (trừ ô tô xitec).
  • 60km/h: Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, trộn bê tông).
  • 50km/h: Ô tô kéo rơ mooc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

Tốc độ tối đa cho phép đối với

  • Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): 40km/h
  • Tốc độ tối đa cho phép của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu và không vượt quá: 120km/h

Tăng số, giảm số

  • Tăng 1 Giảm 2 (giảm số chọn ý có từ “vù ga”)

Phương tiện giao thông đường bộ

  • Bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng

Gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ

Hiệu lệnh người điều khiển giao thông

  • Giơ tay thẳng đứng: Tất cả dừng, trừ xe đã ở trong ngã tư được phép đi
  • Giang ngang tay: Trái phải đi; Trước sau dừng
  • Tay phải giơ trước: Sau, phải dừng, trước rẽ phải, trái đi các hướng, người đi bộ qua đường đi sau người điều khiển.

Khái niệm và quy tắc

  • Tất cả các câu có đáp án bị nghiêm cấm, không cho phép hoặc không được phép thì chọn đáp án đó.
  • Tốc độ chậm đi về bên phải.
  • Chỉ sử dụng còi từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
  • Trong đô thị sử dụng đèn chiếu gần.
  • Không được phép lắp đặt còi đèn không đúng thiết kế, trừ phi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
  • Xe mô tô không được kéo xe khác.
  • 05 năm không cấp lại nếu sử dụng bằng lái đã khai báo mất.
  • Chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước.
  • Xe thô sơ phải đi làn đường nên phải trong cùng.
  • Tránh xe ngược chiều thì nhường đường qua đường hẹp và nhường xe lên dốc.
  • Đứng cách ray đường sắt 5m.
  • Vào cao tốc phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường.
  • Xe thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được vào cao tốc.
  • Trên cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
  • Trong hầm chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
  • Xe quá tải trọng phải do cơ quan quản lý đường bộ cấp phép.
  • Trọng lượng xe kéo rơ moóc phải lớn hơn rơ moóc.
  • Kéo xe không hệ thống hãm phải dùng thanh nối cứng.
  • Xe gắn máy tối đa 40km/h.
  • Xe cơ giới không bao gồm xe gắn máy.
  • Đường có giải phân cách được xem là đường đôi.
  • Giảm tốc độ, chú ý quan sát khi gặp biển báo nguy hiểm.
  • Giảm tốc độ, đi sát về bên phải khi xe sau xin vượt.
  • Điểm giao cắt đường sắt thì ưu tiên đường sắt.
  • Nhường đường cho xe ưu tiên có tín hiệu còi, cờ, đèn.
  • Không vượt xe khác trên đường vòng, khuất tầm nhìn.
  • Nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì nhường đường.
  • Dừng xe, đỗ xe cách lề đường, hè phố không quá 0,25 mét.
  • Dừng xe, đỗ xe trên đường hẹp cách xe khác 20 mét.
  • Giảm tốc độ trên đường ướt, đường hẹp và đèo dốc.
  • Xe buýt đang dừng đón trả khách thì giảm tốc độ và từ từ vượt qua xe buýt.

Nghiệp vụ vận tải

  • Không lái xe liên tục quá 4 giờ.
  • Không làm việc 1 ngày của lái xe quá 10 giờ.
  • Người kinh doanh vận tải không được tự ý thay đổi vị trí đón trả khách.
  • Vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép.

Kỹ thuật lái xe

  • Xe mô tô xuống dốc dài cần sử dụng cả phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ.
  • Khởi hành xe ô tô số tự động cần đạp phanh chân hết hành trình.
  • Thực hiện phanh tay cần phải bóp khóa hãm đẩy cần phanh tay về phía trước.
  • Khởi hành ô tô sử dụng hộp số đạp côn hết hành trình.
  • Thực hiện quay đầu xe với tốc độ thấp.
  • Lái xe ô tô qua đường sắt không rào chắn thì cách 5 mét hạ kính cửa, tắt âm thanh, quan sát.
  • Mở cửa xe thì quan sát rồi mới mở hé cánh cửa.

Cấu tạo và sữa chữa

  • Yêu cầu của kính chắn gió, chọn “Loại kính an toàn“.
  • Âm lượng của còi là từ 90dB đến 115 dB.
  • Động cơ diesel không nổ do nhiên liệu lẫn tạp chất.
  • Dây đai an toàn có cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.
  • Động cơ 4 kỳ thì pít tông thực hiện 4 hành trình.
  • Hệ thống bôi trơn giảm ma sát.
  • Niên hạn ô tô trên 9 chỗ ngồi là 20 năm.
  • Niên hạn ô tô tải là 25 năm.
  • Động cơ ô tô biến nhiệt năng thành cơ năng.
  • Hệ thống truyền lực truyền mô men quay từ động cơ tới bánh xe.
  • Ly hợp (côn) truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số.
  • Hộp số ô tô đảm bảo chuyển động lùi.
  • Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng.
  • Hệ thống phanh giúp giảm tốc độ.
  • Ắc quy để tích trữ điện năng.
  • Khởi động xe tự động phải đạp phanh.

Các quy tắc sa hình khác

  • Thứ tự ưu tiên không vòng xuyến: Xe vào ngã ba, ngã tư trước - Xe ưu tiên - Đường ưu tiên - Đường cùng cấp theo thứ tự bên phải trống - rẽ phải - đi thẳng - rẽ trái.
  • Giao nhau cùng cấp có vòng xuyến: Chưa vào vòng xuyến thì ưu tiên xe bên phải; đã vào vòng xuyến ưu tiên xe từ bên trái tới.
  • Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

thumbnail

Hướng dẫn 11 bài thi sa hình hạng B, C, D, ...



Hướng dẫn 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe hạng B, C, D và E


Đây là hướng dẫn 11 bài thi sa hình mới nhất dành cho các bạn thi bằng lái xe ô tô hạng B2.
Hệ thống cảm biến điện tử trên sân sát hạch tại Trung tâm sát hạch sẽ thực hiện chấm điểm tự động, nếu không bị lỗi thì điểm tối đa là 100 điểm. Điểm đậu là từ 80 điểm trở lên).
Tổng thời gian toàn bộ bài thi là 18 phút, thời gian mỗi bài thi sẽ được tính từ khi vào bài thi (vạch màu trắng trên đường) đến khi ra khỏi bài thi.

Khi lái xe trong sa hình bạn cần phải đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, lùi vào ga ra), có thời gian căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Đỡ được côn và rà phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.

Bài 1. Xuất phát

Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần:

  • Kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga.
  • Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.
  • Cài dây an toàn, để máy nổ và chờ lệnh xuất phát.
  • Khi có lệnh xuất phát (Đèn màu xanh trong xe bật sáng, loa phát lệnh “Xe số xxx xuất phát”), bạn thực hiện xuất phát.

Các bước xuất phát:

  • Bật đèn xi–nhan trái.
  • Vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi.
  • Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát khoảng 5 m thì tắt đèn xi-nhan.
  • Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Và đi đến bài số 2.

Các lỗi nhẹ: (Mỗi lỗi trừ 5 điểm)

  • Không thắt dây an toàn.
  • Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát.
  • Không tắt đèn xi nhan sau khi xe qua vạch xuất phát 5m.
  • Quá 20 giây sau khi có lệnh xuất phát (đèn xanh sáng) mà xe chưa đi qua vạch xuất phát.
  • Xe chết máy khi đã có lệnh xuất phát.
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (Đạp ga quá lớn).
  • Lái xe vượt tốc độ quy định.

Lỗi nặng: (Bị loại)

  • Quá 10 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát.
  • Gây tai nạn.
Về đầu trang

Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ (cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m).
Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm.
Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch trên cọc biển báo hiệu. Nếu khi vai người lái xe (hoặc Nút chốt cửa hoặc vạch trên cửa xe) đến ngang cọc đó thì phải dừng.
Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Khi xe vừa tới vị trí thì đạp côn và ấn nhẹ phanh là xe dừng.
Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.
Mẹo: Cách điểm đến 5m, đạp hết côn cho xe chạy từ từ theo đà, để sẳn chân trên thắng (phanh), vươn người để đưa tầm mắt ngang với vạch trên cửa xe và ngắm ra vạch trên sân thi, khi thấy thẳng hàng thì đạp mạnh châng thắng (chân phanh). Mẹo này áp dụng cho cả bài thi qua đường sắt và bài thi lên dốc nếu muốn ăn trọn điểm.

Các lỗi nhẹ: (mỗi lỗi trừ 5 điểm)

  • Dừng xa vạch (quá 0,5 m).
  • Dừng quá vạch.
  • Xe chết máy.
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (Đạp ga quá lớn).

Các lỗi nặng: (Bị loại)

  • Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát.
  • Gây tai nạn.
Về đầu trang

Bài 3. Dừng xe, khởi hành ngang dốc

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định, không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây (nếu bị các lổi này sẽ bị loại).
Không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ trên quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.
Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.
Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2.

Có hai cách xử lý:
  • Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
  • Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay.
    Sau khi canh cho núm cửa gần tới ngang cọc biển báo vạch xe dừng thì bạn đạp côn, thắng dừng xe.
    Sau đó bạn nhả côn từ từ (thật chậm), đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung rung thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. (Chú ý nếu nhả côn nhanh quá xe có thể bị tắt máy (bị trừ điểm). Bạn phải nhanh chóng đề xe lại và tiếp tục bài)Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc.
    Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).
Chú ý: Vì bài này nếu để xe quá vạch quy định bị loại luôn, để an toàn các bạn nên cho dừng xe sớm trước vạch chấp nhận bị trừ 5 điểm.

Bài 4 – Đi xe qua hàng đinh vuông góc - chữ Z

Yêu cầu của bài này là 2 bánh xe bên phải phải đi lọt qua một vạch đường có bề rộng khoảng 30-35cm ( dấu B). Mỗi lần bánh xe chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, bánh xe đè vạch cứ 5s bị trừ 5 điểm ( quá 2 phút chưa qua bài bị trừ 5 điểm)
Khi rẽ vào đường hàng đinh bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát lề đường bên phải. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi cũng như sân tập thường kẻ sẵn vạch dẫn đường. Vạch này bằng mép ngoài hàng đinh, vì vậy nếu bánh xe cách vạch đó khoảng 10-15cm thì xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép 2 bên.
Ngoài việc nhìn gương phải, bạn phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch dánh dấu trên lể đường trước mặt vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch căn bên phải nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch hướng.
Chú ý: Nếu bánh xe bên phải đi ngoài hàng đinh thì sẽ bị loại.
Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy gương chiếu hậu ngang với góc bên trái thì đánh hết lái sang trái, đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến đến góc vuông thứ 2.
Quan sát khi thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2, dánh hết lái sang phải và trả thẳng lái tiến ra khỏi hình.
Để có thể đánh hết lái và trả thẳng lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập thuần thục động tác….. quay tay! (xoay vô lăng).
Đặc biệt chú ý trong bài này phải vê côn để xe đi thật chậm mới đánh lái kịp.
Về đầu trang

Bài 5. Qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông

Yêu cầu phải chấp hành nghiêm tín hiệu giao thông, dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 0,5m, đi ngang ngã 4 trong thời gian 20s, nếu:
  • Đi qua ngã 4 khi đèn đỏ bị trừ 10 điểm.
  • Dừng xe cách vạch hoặc quá vạch trên 0,5m bị trừ 5 điểm, chết máy mỗi lần trừ 5 điểm.
  • Không bật xi nhan trái qua ngã 4, xi nhan phải khi qua ngã 4 rẽ phải bị trừ 5 điểm.
  • Không thực hiện đúng quy trình bài thi bị trừ 5 điểm.
  • Tốc độ vòng quay quá 4000 vòng/phút thì cứ 3s bị trừ 1 điểm.

Bài 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

Yêu cầu của bài này giống bài 5 (mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm).
Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong.
Các lái xe có câu "Tiến bám lưng, lùi bám bụng", có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn.
Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.
Về đầu trang

Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi vào nhà xe)

Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (nhà xe), không chạm vạch và tiến ra khỏi nhà xe.

Các lỗi:

  • Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm (mỗi 2 giây)
  • Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm (Mỗi 2 phút trừ 5 điểm)
  • Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xe bị loại (Máy không báo)
  • Không hạng xe bị loại (nhầm nhà xe hạng xe khác)
Khi bắt đầu rẽ vào khu vực nhà xe, bám sát lề đường bên trái cách khoảng (30 cm – 50cm). Đi chậm(Số 1) khi (vai người lái) đi ngang qua cửa nhà xe thì đánh hết lái về bên phải, tiếp tục cho xe tiến lên khi thấy thân xe có góc khoảng 40-45 độ so với đường ngang cửa nhà xe thì trả thẳng lái và dừng lại trước vạch giới hạn.
Sau đó nhìn kiếng chiếu hậu bên trái quan sát phía sau (bánh xe, thân xe và góc nhà xe) - xem thế xe rồi vào số lùi, tùy theo thế xe “lơi “ hay “dốc “ mà ta đánh tay lái sang trái nhiều hay ít, điều chỉnh sau cho bánh xe sau khi lùi vào cách góc nhà xe khoảng 10-15 cm – khi bánh xe sắp đến góc nhà xe thì đánh nhiều lái sang trái cho xe lùi vào bên trong nhà xe – quan sát thấy thành xe, bánh xe song song với nhà xe và cách vạch giới hạn 20cm -30 cm thì trả thẳng lái và lùi vào cho đến khi bánh xe sau đè lên vạch kiểm tra và nghe máy báo “Đã kiểm tra“ thì dừng lại.
Cài số 1 và tiến ra khỏi nhà xe.Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa nhà xe hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa nhà xe mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm. Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa nhà xe, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa nhà xe, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào nhà xe. (Gọi là lùi xe 2 đỏ)
Về đầu trang

Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.
Về đầu trang

Bài 9. Tăng tốc, tăng số

Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).
Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Qua biển "Tăng số, tăng tốc" (Bảng vuông) Nhấn ga để xe tăng tốc,rồi khẩn trương sang số 2, tiếp tục nhấn ga tiếp (nữa ga là đủ đạt tốc độ). Qua biển 20 màu xanh,nhả ga, rà phanh, cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1 từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.
Chú ý: Bạn không được cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.
Về đầu trang

Bài 10. Ghép xe ngang - Đỗ xe song song

Ghép xe ngang vào nơi đỗ - đỗ xe song song là lùi xe vào nơi cần đỗ khi 2 đầu và 1 mặt bên đều bị khóa bởi vật cản hoặc những xe khác có chiều dài là 6,45m và rộng 2,2m. Có thể đối với người lái xe quen và thường xuyên thực hiện bài này thì cực kỳ dễ nhưng hiện bài này đang làm học viên chuẩn bị thi sát hạch lái xe bối rối và cảm giác lo lắng.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cặp xe song song với bãi đỗ, cách xe đang đỗ 50-80cm, tiến xe tới khoảng 2/3 bãi đỗ ( hoặc căn mũi xe ngang vạch trên)
  • Bước 2: Đánh hết lái sang trái, tiến lên từ từ sao cho gương chiếu hậu bên trái + thành xe thẳng hàng 1 góc 45 độ so với bãi đỗ.
  • Bước 3: Lùi xe từ từ vào bãi cho tới khi gương chiếu hậu bên tay phải ngang với vạch giới hạn ngoài, đánh hết lái sang trái, lùi xe vô chuồng.
  • Bước 4: Khi bánh sau bên phải cán lên vạch ngang - trả thẳng lái, chỉnh xe ngay ngắn. Hoàn thành bài thi.
  • Đánh hết lái sang trái, tiến lên ra khỏi chuồng tới các bài thi tiếp theo.

Yêu cầu phải đạt được trong bài này:

  • Không được đè vạch cảm ứng giới hạn trong bài thi.
  • Không vượt quá 2 phút trong bài thi này.
  • Giữ vòng tua máy không quá 4000 vòng/ phút.
  • Không bị tắt máy trong quá trình thực hiện bài tập và tốc độ không quá 24km.
Về đầu trang

Bài 11. Kết thúc

Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).
Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.
Về đầu trang

Bài phụ: Dừng xe nguy hiểm

Có 3 điểm xuất hiện bài thi phụ bao gồm:
  • Qua ngã tư đèn xanh, đèn đỏ vào đoạn đường trước khi rẽ trái vào bài 8.
  • Sau khi qua khỏi bài 9 và rẽ trái vào đoạn đường tiếp theo.
  • Đoạn đường trước khi đến ngã tư để vào bài 10.
Khi xe đi qua một số vị trí trên tuyến đường thi (một trong các vị trí trên), loa trong xe có thể vang lên "Dừng xe nguy hiểm! Dừng xe nguy hiểm!". Khi nghe hiệu lệnh này, bạn nhanh chóng dừng hẳn xe, ấn vào nút đèn báo hiệu nguy hiểm (nút có vẽ hình tam giác). Khi nào loa hết hiệu lệnh trên thì nhẩm từ 1 đến 5 sau đó ấn nút lần nữa để tắt đèn và đi tiếp.
Bài thi này chỉ xuất hiện một lần ở một trong ba điểm nêu trên.
Về đầu trang
Được tạo bởi Blogger.