Tìm kiếm

Hiển thị các bài đăng có nhãn Fastpanel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

thumbnail

Hướng dẫn cài đặt OPCache lên FASTPANEL để cải thiện hiệu suất PHP

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt OPCache lên FASTPANEL để cải thiện hiệu suất PHP lên nhiều lần và giúp giảm tải cho CPU cho VPS hoặc máy chủ của bạn.

Hướng dẫn cài đặt OPCache lên FASTPANEL để cải thiện hiệu suất PHP

I. Tổng quan

Mặc định khi cài FASTPANEL lên VPS hoặc Server của bạn thì FASTPANEL mặc định chỉ cài phiên bản PHP 5.4 mà thôi, nếu bạn muốn cài sang thêm phiên bản PHP khác thì có thể tham khảo qua bài viết bên dưới.

Và một khi bạn đã cài nhiều phiên bản PHP rồi thì phiên bản PHP mặc định trên hệ thống khi thực thi vẫn là PHP 5.4 vẫn quá cũ kỹ, kém bảo mật và hiệu suất không cao, để thay đổi điều này bạn sẽ cần thay đổi phiên bản PHP mặc định của hệ thống theo cách sau.

Tuy nhiên tất cả các phiên bản PHP bạn cài mới vào đều không hề tích hợp sẵn Opcache PHP Extension. Vậy Opcache PHP Extension là gì mời bạn xem tiếp bài viết này nhé.

II. OPcache là gì ?

Ban đầu được gọi là Zend Optimizer + , Opcache (được giới thiệu trong PHP 5.5.0 ) là một phần mở rộng PHP mạnh mẽ được xây dựng để nâng cao hiệu suất PHP, do đó tăng hiệu suất ứng dụng tổng thể. Nó có sẵn dưới dạng một phần mở rộng thông qua PECL cho các phiên bản PHP 5.2 , 5.3 và 5.4 . Nó hoạt động bằng cách lưu trữ mã byte-mã script được biên dịch trước trong bộ nhớ dùng chung hay còn được gọi là RAM, do đó loại bỏ sự cần thiết của PHP để tải và phân tích cú pháp script theo từng yêu cầu.

Lợi ích OPcache mang lại:

  • Giúp giảm %CPU sử dụng cho máy chủ.
  • Giảm TTFB tất cả các trang web PHP trên máy chủ.
  • Tăng tốc độ load website.

Vậy làm thế nào để tích hợp Opcache PHP Extension lên FASTPANEL, mời bạn xem tiếp các bước sau.

TƯ VẤN - THIẾT KẾ - SẢN XUẤT - THI CÔNG BẾP NHÀ HÀNG, BẾP ĂN CÔNG NGHIỆP, CANTIN; CUNG CẤP THIẾT BỊ BẾP, TỦ BẢO QUẢN, THIẾT BỊ INOX

Phân phối sản phẩm Thiết Bị Nhà Hàng & Thiết Bị Điện Lạnh chính hãng: BERJAYA STEEL - HAPPYS - COLDRAFT - SANAKY - ALASKA

Liên hệ Công ty cổ phần ANY Việt Nam
  • Chăm sóc khách hàng: Tel:+84904938569
  • Điện thoại cố định: 024.6663.2233 hoặc 024.6663.2277
  • Trụ sở: Số 25 ngõ 1 đường Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Một số thiết bị nhà hàng đang Sale giá ưu đãi

III. Cài đặt OPCache lên FASTPANEL

Để cài đặt OPCache lên FASTPANEL chúng ta thực hiện với 2 bước sau.

Bước 1: SSH vào hệ thống FASTPANEL của bạn

Để cài đặt OPCache lên FASTPANEL, đầu tiên chúng ta cần làm là SSH hoặc truy cập VPS hoặc máy chủ của bạn với quyền root trước. Nếu bạn chưa biết cách SSH vào VPS hoặc Server của bạn thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sau:

Sau khi đã SSH thành công chúng ta tiếp tục với bước 2 để thực hiện lệnh cài đặt OPCache lên FASTPANEL.

Bước 2: Thực hiện lệnh cài đặt OPCache lên FASTPANEL

Lệnh cài đặt OPCache lên FASTPANEL vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chạy 1 lệnh duy nhất sau là đã hoàn tất.

  
AZDIGI Tutorial
yum install php-opcache -y
    

Sau khi chạy lệnh này bạn chờ một lát để các gói tin bỗ trợ được cài đặt là xong. Dưới đây là hình ảnh cài đặt xong của mình.

cài đặt OPCache lên FASTPANEL

Chỉ như vậy là chúng ta đã cài đặt OPCache lên FASTPANEL, tuy nhiên chúng ta cần kiểm tra lại với một trong hai lệnh sau nhé:

  
AZDIGI Tutorial
php -v
hoặc
php -i | grep opcache
    

Dưới đây là kết quả của mình khi chạy hai lệnh này.

cài đặt OPCache lên FASTPANEL
Thông tin hiện ra khi chạy lệnh php -v.
cài đặt OPCache lên FASTPANEL
Thông tin hiển thị ra khi chạyh lệnh php -i | grep opcache.

Nếu kết quả của bạn cũng tương tự như mình thì các bạn đã thực hiện thành công rồi đấy.

IV. Tổng kết

Qua bài hướng dẫn này của mình, các bạn đã nắm được cách cài đặt OPCache lên FASTPANEL một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên nếu bạn có rất rất nhiều website trên hệ thống của bạn thì thông số ram mặc định được cấp cho OPCache 128MB là không đủ. Mình sẽ tìm cách thay đổi thông số này lên mức cao hơn và sẽ gửi bài hướng dẫn này đến các bạn sớm.

[UPDATE] Như đã hứa mình đã tìm hiểu và viết xong cách để thay đổi thông số OPCache trên FASTPANEL, mời các bạn xem qua ở link sau:

Nếu thấy bài viết hữu ích các bạn đừng quên đánh giá 5 sao giúp mình.

Chúc các bạn có thể thực hiện thành công.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

thumbnail

Một số câu lệnh để monitor Linux

 

Giới thiệu

Xin chào, trong bài viết này mình sẽ nêu ra một số câu lệnh thường được sử dụng để monitor và debug khi làm việc với linux, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn

Một số câu lệnh để monitor Linux


Top – Linux Process Monitoring

Top dùng để monitor perform của Linux. Lệnh này cũng được sử dụng để hiển thị tất cả các quy trình thời gian thực đang chạy và hoạt động trong danh sách có thứ tự và cập nhật nó thường xuyên. Nó hiển thị CPU usageMemory usageSwap MemoryCache SizeBuffer SizeProcess PIDUserCommands và nhiều hơn nữa… Lệnh top rất hữu ích để theo dõi hệ thống.

# top

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

VmStat – Virtual Memory Statistics

Lệnh VmStat của Linux được sử dụng để hiển thị số liệu thống kê về virtual memorykernerl threadsdiskssystem processesI/O blocksinterruptsCPU activity và hơn thế nữa. Theo mặc định, lệnh vmstat không khả dụng trong hệ thống Linux, bạn cần cài đặt một gói có tên sysstat có bao gồm vmstat.

# vmstat

procs -----------memory---------- ---swap-- -----io---- --system-- -----cpu-----
 r  b   swpd   free  inact active   si   so    bi    bo   in   cs us sy id wa st
 1  0      0 810420  97380  70628    0    0   115     4   89   79  1  6 90  3  0

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Lsof – List Open Files

Lệnh Lsof được sử dụng để hiển thị danh sách tất cả các tệp đang mở và các processes. Các tệp mở bao gồm disk filesnetwork socketspipesdevices và processes. Với lệnh này, bạn có thể dễ dàng xác định tệp nào đang được sử dụng. Định dạng phổ biến nhất cho lệnh này là.

# lsof

COMMAND     PID      USER   FD      TYPE     DEVICE     SIZE       NODE NAME
init          1      root  cwd       DIR      104,2     4096          2 /
init          1      root  rtd       DIR      104,2     4096          2 /
init          1      root  txt       REG      104,2    38652   17710339 /sbin/init
init          1      root  mem       REG      104,2   129900     196453 /lib/ld-2.5.so
init          1      root  mem       REG      104,2  1693812     196454 /lib/libc-2.5.so
init          1      root  mem       REG      104,2    20668     196479 /lib/libdl-2.5.so
init          1      root  mem       REG      104,2   245376     196419 /lib/libsepol.so.1
init          1      root  mem       REG      104,2    93508     196431 /lib/libselinux.so.1
init          1      root   10u     FIFO       0,17                 953 /dev/initctl

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Tcpdump – Network Packet Analyzer

Tcpdump là một trong những câu lệnh cho network packet analyzer hoặc packets sniffer được sử dụng để capture hoặc filter các gói TCP / IP đã nhận hoặc chuyển trên một interface cụ thể qua network. Nó cũng cung cấp một tùy chọn để lưu các gói captured vào một tệp để phân tích sau này.

# tcpdump -i eth0

tcpdump: verbose output suppressed, use -v or -vv for full protocol decode
listening on eth0, link-type EN10MB (Ethernet), capture size 96 bytes
22:08:59.617628 IP tecmint.com.ssh > 115.113.134.3.static-mumbai.vsnl.net.in.28472: P 2532133365:2532133481(116) ack 3561562349 win 9648
22:09:07.653466 IP tecmint.com.ssh > 115.113.134.3.static-mumbai.vsnl.net.in.28472: P 116:232(116) ack 1 win 9648
22:08:59.617916 IP 115.113.134.3.static-mumbai.vsnl.net.in.28472 > tecmint.com.ssh: . ack 116 win 64347

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Netstat – Network Statistics

Netstat dùng để theo dõi số liệu thống kê gói tin nhận và truyền đi của network và thống kê chúng. Nó là công cụ rất hữu ích cho mọi quản trị viên hệ thống để theo dõi hiệu suất mạng và khắc phục sự cố liên quan đến mạng.

# netstat -a | more

Active Internet connections (servers and established)
Proto Recv-Q Send-Q Local Address               Foreign Address             State
tcp        0      0 *:mysql                     *:*                         LISTEN
tcp        0      0 *:sunrpc                    *:*                         LISTEN
tcp        0      0 *:realm-rusd                *:*                         LISTEN
tcp        0      0 *:ftp                       *:*                         LISTEN
tcp        0      0 localhost.localdomain:ipp   *:*                         LISTEN
tcp        0      0 localhost.localdomain:smtp  *:*                         LISTEN
tcp        0      0 localhost.localdomain:smtp  localhost.localdomain:42709 TIME_WAIT
tcp        0      0 localhost.localdomain:smtp  localhost.localdomain:42710 TIME_WAIT
tcp        0      0 *:http                      *:*                         LISTEN
tcp        0      0 *:ssh                       *:*                         LISTEN
tcp        0      0 *:https                     *:*                         LISTEN

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Htop – Linux Process Monitoring

Htop dùng để giám sát Linux thời gian thực và tương tác tiên tiến hơn nhiều. Điều này gần giống với lệnh top nhưng nó có một số tính năng phong phú như giao diện thân thiện với người dùng để quản lý quy trình, các phím tắt, chế độ xem dọc và ngang của các quy trình và hơn thế nữa. Htop là một công cụ của bên thứ ba và không có trong hệ thống Linux, bạn cần cài đặt nó bằng công cụ trình quản lý gói YUM.

# htop

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Iotop – Monitor Linux Disk I/O

Iotop cũng tương tự như lệnh top và Htop, nhưng nó có tính năng accounting để theo dõi và hiển thị thời gian thực Disk I / O và các processes. Công cụ này rất hữu ích cho việc tìm kiếm processes và đọc / ghi các processes trên disk.

# iotop

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Iostat – Input/Output Statistics

IoStat là tool thu thập và hiển thị số liệu thống kê thiết bị lưu trữ đầu vào và đầu ra của hệ thống. Tool này thường được sử dụng để theo dõi các vấn đề về hiệu suất của thiết bị lưu trữ bao gồm devices, local disks, remote disks như NFS.

# iostat

Linux 2.6.18-238.9.1.el5 (tecmint.com)         09/13/2012

avg-cpu:  %user   %nice %system %iowait  %steal   %idle
           2.60    3.65    1.04    4.29    0.00   88.42

Device:            tps   Blk_read/s   Blk_wrtn/s   Blk_read   Blk_wrtn
cciss/c0d0       17.79       545.80       256.52  855159769  401914750
cciss/c0d0p1      0.00         0.00         0.00       5459       3518
cciss/c0d0p2     16.45       533.97       245.18  836631746  384153384
cciss/c0d0p3      0.63         5.58         3.97    8737650    6215544
cciss/c0d0p4      0.00         0.00         0.00          8          0
cciss/c0d0p5      0.63         3.79         5.03    5936778    7882528
cciss/c0d0p6      0.08         2.46         2.34    3847771    3659776

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây.

Monit – Linux Process and Services Monitoring

Monit là một mã nguồn mở miễn phí và tiện ích giám sát và quản lý system processes, programs, files, directories, permissions, checksums và filesystems.

Nó giám sát các dịch vụ như Apache, MySQL, Mail, FTP, ProFTP, Nginx, SSH, v.v. Trạng thái hệ thống có thể được xem từ dòng lệnh hoặc sử dụng giao diện web của chính nó.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Tổng kết

Trên đây là một số câu lệnh và tool khi làm việc với linux.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

thumbnail

Hướng dẫn tạo Subdomain Cloud VPS

 

Subdomain là gì ?

Subdomain là phần mở rộng của một tên miền. Subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí và nó có thể hoạt động như một tên miền thực thụ.


Subdomain (hay sub domain) ra đời nhằm giải quyết về chi phí đăng ký tên miền cũng như giúp bạn tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.

Ví dụ: một subdomain là một trang web thứ 2 đi theo tên miền chính. Bạn có website mysite.com, bạn muốn tạo một diễn đàn thảo thuận cho các thành viên của mysite.com thì sử dụng sub domain forum.mysite.com là một ý tưởng hay,thay vì bạn cần phải mua một tên miền mới thì hãy sử dụng subdomain “forum“, điều này giúp khách truy cập dễ nhận ra đây chính là diễn đàn thảo luận của mysite.com.

Để tạo Subdomain trên Tenten quý khách thao tác theo các bước sau :

Bước 1 : Truy cập trang quản trị domain hướng dẫn tại đây.

Bước 2 : Sau khi truy cập thành công các bạn tạo subdomain theo cấu trúc như sau :

Tùy thuộc vào subdomain các bạn muốn trỏ đến dịch vụ nào các bạn sẽ chọn loại và thêm giá trị tương ứng.

Ví dụ: sub.tenten.vn cần trỏ tới IP: 192.168.145.25. Có thể làm tương tự như sau:



Chúc các bạn thao tác thành công !

thumbnail

Hướng dẫn cài đặt link đăng nhập vào Fastpanel

Panel nào cũng vậy, nếu ta cứ truy cập bằng IP thì không thể nào nhớ hết. Do vậy hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt link đăng nhập vào Fastpanel vừa chuyên nghiệp, dễ nhớ. Ở bài này, chúng ta sẽ sử dụng 1 sub domain để làm link đăng nhập nhé.

Hướng dẫn cài đặt link đăng nhập vào Fastpanel
Hướng dẫn cài đặt link đăng nhập vào Fastpanel

Bước 1: Trỏ subdomain về IP

Các bạn xem cách trỏ 1 sub domain về IP của VPS.

Bước 2: Thêm subdomain vào cấu hình Fastpanel address

Trước tiên, ta phải login vào panel bằng cách cũ nhé. Sau đó click vào icon menu ở góc trên bên trái màn hình. Rồi chọn Setting -> Basic -> Chọn tab Panel Address -> Add


Kế tiếp ta nhập sub domain vào rồi bấm Save


Như vậy ta đã thêm subdomain của mình vào để làm link đăng nhập cho fastpanel


Bước 3: Cài SSL cho link login panel

Sau khi thêm subdomain vào rồi, ta click chọn nút SSL để tiến hành cài đặt SSL cho link đăng nhập.

link fastpanel

Ở popup hiện ra, Phần Select certificate type, ta chọn là Let’s Encrypt -> Bấm Save và ngồi đội xíu, hệ thống sẽ cài đặt SSL cho link đăng nhập panel trong vài phút.

link fastpanel

Sau khi cài đặt SSL cho link đăng nhập fastpanel xong, link của chúng ta sẽ là https://subdomain:8888.

Chúc các bạn có 1 link login fastpanel dễ nhớ và dễ dàng truy cập.


Được tạo bởi Blogger.