Tìm kiếm

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

thumbnail

Tìm hiểu về Chip CPU trên điện thoại: Cơ quan đầu não của một chiếc smartphone, Snapdragon, Exynos, Kirin,... đâu là CPU tốt nhất?

 

Để quyết định một chiếc smartphone có hoạt động mượt mà hay không thì vai trò chủ yếu là nhờ vào bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU. Vậy CPU điện thoại là gì? Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về bộ phận được xem là cơ quan đầu não của một thiết bị smartphone nhé.

CPU
Để quyết định một chiếc điện thoại hoạt động mượt mà hay không phần lớn được quyết định là nhờ vào con chip hay còn gọi là CPU điện thoại. (Nguồn ảnh: kullabs.com)

Đầu tiên hãy cùng mình lướt qua một vài khái niệm về CPU nhé

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit, tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử, thực hiện các câu lệnh của chương trình bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Có thể hiểu đơn giản hơn thì CPU chính là bộ não của chiếc máy, điều khiển tất cả các hoạt động của điện thoại và cả quyết định tốc độ làm việc của thiết bị. Đây có thể xem là một phần quan trọng không thể thiếu trên bất kỳ thiết bị smartphone hay laptop nào.

CPU
CPU chính là bộ não điều khiển tất cả các hoạt động của điện thoại

Thuật ngữ CPU này đã bắt đầu được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính kể từ đầu những năm 1960. Tất cả các dòng điện thoại và máy tính hiện nay đều đang trang bị nhiều loại bộ xử lý khác nhau, các bộ xử lý này có thể được tích hợp vào chip điện thoại di động chính, hoặc là một chip máy tính riêng biệt.

Thông số về tiến trình chip trên các CPU hiện đại

Chắc hẳn chúng ta đều nghe các hãng sãn xuất nói đến tiến trình chip 10 nm hay 7 nm phải không nào? Vậy các số liệu về tiến trình chip này là gì?

Một bộ xử lý CPU được cấu thành từ rất nhiều bóng bán dẫn (transistor) siêu nhỏ. Các transistor này hoạt động với hai trạng bật và tắt để thực hiện chức năng tính toán. Kích thước của bóng bán dẫn càng nhỏ thì lượng điện năng tiêu thụ càng thấp.

snapdragon 855
Chip Snapdragon 885 trên tiến trình 7 nm. (Nguồn ảnh: gramho)

CPU sẽ được sản xuất bằng phương pháp quang khắc. Trong đó, hình ảnh của CPU được làm sẵn khắc lên một miếng silicon. Phương pháp cụ thể để sản xuất CPU của từng hãng được gọi là các tiến trình và đo lường thông qua kích thước tối thiểu của bóng bán dẫn mà tiến trình đó có thể sản xuất.

Từ đó ta có thể hiểu 10 nm và 7 nm là đơn vị đo kích thước của các bóng bán dẫn. Trong đó, nm là viết tắt của từ nanomet, một đơn vị đo độ dài siêu nhỏ.

Tiến trình chip
10 nm và 7 nm là đơn vị đo kích thước của các bóng bán dẫn. (Nguồn ảnh: Hoàng Hà Mobile)

Như thế ta có thể thấy rằng tiến trình chip càng nhỏ thì lượng điện năng tiêu thụ cũng giảm đi, dẫn đến việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn. Từ đó, chúng có thể thực hiện nhiều tác vụ tính toán hơn mà không sinh ra quá nhiều nhiệt.

Thu nhỏ kích thước bóng bán dẫn đồng thời cũng cho phép các nhà sản xuất thu nhỏ kích thước của khuôn chip. Việc này giúp phần nào giảm giá thành sản xuất và gia tăng mật độ bóng bán dẫn trên cùng một kích thước CPU, lấy ví dụ mật độ bóng bán dẫn của các vi xử lý 7nm nhiều gấp đôi so với vi xử lý 14nm. Các nhà sản xuất còn thể dựa vào đặc điểm này để có thể nhồi nhét thêm nhiều lõi hơn vào CPU, từ đó giúp làm tăng hiệu suất xử lý hơn nhiều.

Tốc độ làm việc của CPU

Sức mạnh của một con chip được đo bằng tốc độ xử lý thông tin, khả năng xử lý đồ họa và hình ảnh, gọi chung là hiệu năng của con chip đó. Khả năng xử lý càng nhanh thì ta có thể nói hiệu năng của con chip càng mạnh.

Tốc độ bộ xử lý này được đo bằng MHz hoặc GHz (1 GHz = 1.000 MHz). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý sẽ càng tăng.

Qualcomm
Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý sẽ càng tăng. (Nguồn ảnh: PhoneArena)

Còn đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU hai nhân có tần số 2.6 GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3.4 GHz một nhân. 

Bạn có thể hiểu đơn giản ở đây CPU giống như bộ não điều khiển hoạt động, còn nhân sẽ là các cánh tay. Hãy tưởng tượng bạn đang phải vừa nấu cơm vừa pha sữa thì với CPU 2 nhân bạn sẽ làm việc đó bằng 2 tay cùng lúc, còn với CPU đơn nhân bạn phải làm chỉ bằng một tay.

Tốc độ xử lý của điện thoại chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ RAM, bo mạch đồ họa, ổ cứng, hệ điều hành, v.v..

Một số mẫu CPU nổi bật trên điện thoại hiện nay

Đa số các mẫu CPU hiện nay đều được thiết kế dựa trên cấu trúc ARM. Do có đặc điểm tiết kiệm năng lượng, các CPU ARM chiếm ưu thế trong các sản phẩm điện tử di động, mà với các sản phẩm này việc tiêu tán công suất thấp là một mục tiêu thiết kế quan trọng hàng đầu.

Trước tiên, các công ty sản xuất chip sẽ mua lõi xử lý do ARM phát triển và đưa vào các chipset tích hợp của họ, sau những bước chuyển đổi cuối cùng và đưa ra các dòng chip của riêng niệt của từng hãng.

Sau đây hãy cùng mình điểm qua vài dòng chip smartphone thường thấy trên thị trường hiện nay nhé.

Snapdragon

Snapdragon
Chip Qualcomm snapdragon. (Nguồn ảnh: techadvisor)

Đây là loại chip đến từ thương hiện Qualcomm đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, và cũng được nhiều nhà sản xuất như NokiaXiaomiOPPO... ưa chuộng cũng như được người dùng yêu thích nhất trong thời điểm hiện tại. Con chip của Qualcomm xuất hiện trải đều từ chiếc Smartphone giá rẻ, tầm trung và cho đến dòng cao cấp.

Hiện nay, chip Snapdragon thường gặp sẽ được chia thành ba loại cho ba phân khúc điện thoại khác nhau bao gồm dòng 4xx cho các điện thoại giá rẻ, 6xx cho điện thoại tầm trung, và 8xx cho các dòng điện thoại cao cấp. 

Apple A series

Apple A
Chip Apple A dành riêng cho iPhone. (Nguồn ảnh: tweaklibrary)

Đây là dòng chip được Apple sản xuất riêng cho thương hiệu điện thoại iPhone của mình. Các con chip này của Apple có tên mã là A - và kèm số đuôi ở phía sau, nên được người dùng gọi là A seri, tương ứng với phiên bản chip mới hơn và mạnh hơn.

Những con chip của Apple luôn được đánh giá cao với hiệu năng vô cùng mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các con chip có mặt trên các dòng điện thoại Android cao cấp. Apple được biết đến với các con chip như A9, A10, A11, A13...

Exynos

Exynos
Chip Exynos do Samsung sản xuất. (Nguồn ảnh: hoanghamobile)

Cũng như dòng CPU A series của Apple, chúng ta có thêm một đứa con cưng của thương hiệu độc quyền đến từ ông lớn Samsung. Con chip Exynos này được Samsung sản xuất ra dành riêng cho các thiết bị điện thoại, máy tính bảng của mình.

Hầu hết các dòng chip Exynos đều là những bộ xử lý tác vụ tốt, tuy nhiên dù cho Samsung đã làm rất tốt nhưng về việc chơi game trên điện thoại thì Exynos có phần lép vế hơn so với hai đối thủ đến từ Apple và Qualcomm. Vậy nên đại đa số người dùng thích chơi game trên điện thoại, đặc biệt là điện thoại Android vẫn ưu tiên Snapdraon hơn một chút.

Ta có thể kể đến các dòng chip mới nhất như Exynos 9820, Exynos 990… có mặt trên những dòng điện thoại Flagship cao cấp của Samsung như dòng Galaxy Note, Galaxy S...

Helio

MediaTek
Chip Helio đến từ MediaTek. (Nguồn ảnh: gadgetbytenepal)

Đây bộ xử lý đến từ thương hiệu MediaTek, các con chip Helio này không được đánh giá cao trên thị trường dù cho Mediatek đang ngày càng phát triển và hoàn thiện đứa con của mình hơn.

Chất lượng của Helio khi so với Snapdragon thường sẽ thua thiệt một chút về tốc độ hiệu năng, nhất là về khả năng chơi game. Cũng như chất lượng xử lý ảnh chụp qua camera cũng không tốt như bộ xử lý Snapdragon. 

Con chip Mediatek thường được sử dụng chủ yếu trên các thiết bị giá rẻ và tầm trung, với các con chip phổ biến như Helio A22, Helio P22, Helio P60, hay Helio G90t...

Kirin

Kirin
Chip Kirin do Huawei phát triển. (Nguồn ảnh: PhoneRadar)

Trong cuộc đua về chip xử lý, một cái tên mới mang thương hiệu Kirin ra đời được đánh giá cao về hiệu suất và khả năng xử lý nhằm cạnh tranh với các ông lớn như: Qualcomm, Exynos hay MediaTek.

Kirin là dòng chip được Huawei phát triển cho các thế hệ smartphone của mình. Các dòng chip Kirin thông thường được biết đến như Kirin 970, Kirin 710,... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia các dòng chip Kirin thường mang lại hiệu năng ổn định, khả năng tính toán nhanh chóng cùng với đó là nhiều công nghệ hiện đại được tích hợp.

Một số mẫu CPU điện thoại ít được nhắc đến

Intel Atom

Zenfone
Chịp Intel Atom đã từng được sử dụng trên chiếc Zenfone ngày xưa của ASUS. (Nguồn ảnh: Thegioididong)

Cũng đã có khoảng thời gian Intel nhảy vào thị trường sản xuất chip điện thoại với Intel Atom và được sử dụng trên những thiết bị điện thoại Zenfone của ASUS.

Thay vì tạo ra các chip dựa trên ARM như các con chip khác, họ sử dụng cấu trúc x86 để làm nên các con chip của mình như Intel Atom Z3580… Tuy nhiên sau đó do có quá nhiều điểm yếu và không tương thích với nhiều phần mềm trên điện thoại đã khiến Intel thất bại và đành phải từ bỏ lĩnh vực này.

Spreadtrum

Spreadtrum
Spreadtrum đã không còn được nhắc đến quá nhiều trên thị trường smartphone sôi động. (Nguồn ảnh: Notebookcheck)

Đây là dòng chip được sản xuất từ công ty Spreadtrum Communications. Được biết đến như các dòng SC7731C, Spreadtrum SC7731G, SC7731E.

Chip Spreadtrum từng được sử dụng trên các dòng smartphone như Galaxy J3, Huawei MediaPad T1-701u,... Sau đó đã không còn thấy xuất hiện quá nhiều trên thị trương smartphone sôi động nữa.

Nhầm lẫn hay gặp phải khi nói về CPU

Liệu chúng ta nên chọn một chiếc smartphone có CPU mạnh, RAM ít hay CPU yếu hơn nhưng RAM nhiều? Đây quả là một câu hỏi khá căng não với nhiều bạn. Nhiều ý kiến cho rằng cứ RAM càng nhiều thì điện thoại sẽ càng mượt mà. Đâu sẽ là một suy nghĩ hoàn toàn sai nhé!

Để điện thoại chạy nhanh và mạnh mẽ hơn, tất cả đều do CPU quyết định, còn nhiệm vụ của RAM là thực hiện các đa nhiệm trên điện thoại. RAM càng lớn thì khả năng chạy đa nhiệm sẽ càng tốt.

Video sau đây sẽ giải thích rõ ràng hơn cho bạn về hai khái niệm này.

Nên chọn CPU mạnh hay RAM nhiều?!

Chính vì vậy, nếu chúng ta cần một chiếc smartphone ưu tiên tốc độ xử lý game, ứng dụng thì nên chọn máy có CPU mạnh, còn nếu muốn các thao tác mượt mà, đa nhiệm tốt thì nên chọn máy có bộ nhớ RAM lớn.

Mình hy vọng bài viết trên của mình sẽ giúp bạn có thêm phần nào vốn hiểu biết về CPU trên điện thoại. Bạn có mong muốn bọn mình sẽ làm tiếp chủ đề gì trong tương lai? Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

thumbnail

3 cách lấy lại mã bảo vệ, mã pin trên điện thoại Nokia cực đơn giản

 

Như đã biết thì trên mỗi chiếc điện thoại Nokia đều được trang bị một mã bảo vệ, mã pin với mục đích bảo vệ máy. Tuy nhiên người dùng thường không hay để ý đến vấn đề này và thường hay quên béng đi chúng. Vậy làm cách nào để lấy lại được mã bảo vệ của điện thoại Nokia? Hãy theo dõi bài viết để biết được câu trả lời!

1. Sử dụng mã bảo vệ mặc định

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần biết điện thoại Nokia của bạn có sử dụng được mã bảo vệ mặc định 12345 hay không. Dưới đây là bảng các dòng điện thoại sử dụng mã bảo vệ mặc định 12345.

Tên dòng điện thoại

Tên sản phẩm cụ thể

Dòng Nokia 1

Nokia 1220, Nokia 1260, Nokia 1280, Nokia 1100, Nokia 1100a

Dòng Nokia Serie 2

Nokia 2100, Nokia 2285, Nokia 2275, Nokia 2270 2280, Nokia 2260, Nokia 2261, Nokia 2220, Nokia 2221, Nokia 2650, Nokia 2651, Nokia 2600, Nokia 2600cn, Nokia 2300, Nokia 2300.

Dòng Nokia Serie 3

Nokia 3610, Nokia 3410, Nokia 3310, Nokia 3330, Nokia 3350, Nokia 3390 3210, Nokia 3300, Nokia 3300e, Nokia 3510, Nokia 3320, Nokia 3585, Nokia 3585i, Nokia 3570i, Nokia 3590, Nokia 3595, Nokia 3360, Nokia 6360, Nokia 3108, Nokia 3510i, Nokia 3560, Nokia , Nokia 3100, Nokia 3120, Nokia 3520, Nokia 3200, Nokia 3200b, Nokia 6585, Nokia 3220, Nokia 3586i, Nokia 3105, Nokia 3220b, Nokia 3100b, Nokia 3205 3600, Nokia 3620, Nokia 3650, Nokia 3660, Nokia 3230, Nokia 3250.

Dòng Nokia Serie 6

Nokia 6250, Nokia 6210, Nokia 6110, Nokia 6130, Nokia 6150, Nokia 6090, Nokia 6610, Nokia 6800, Nokia 6820a, Nokia 6650, Nokia 6385, Nokia 6370, Nokia 6310, Nokia 6310i, Nokia 6100, Nokia 6200, Nokia 6510, Nokia 6360, Nokia 6590, Nokia 6108, Nokia 6230, Nokia 6340i, Nokia 6220, Nokia 6560, Nokia 6225, Nokia 6230b, Nokia 6585, Nokia 6015, Nokia 6016, Nokia 6019, Nokia 6011i, Nokia 6810, Nokia 6255, Nokia 6256, Nokia 6012, Nokia 6020, Nokia 6020b, Nokia 6610i, Nokia 6170, Nokia 6170b, Nokia 6822a, Nokia 6230i, Nokia 6620, Nokia 6600, Nokia 6670, Nokia 6670b, Nokia 6260

Các dòng điện thoại sử dụng mã bảo vệ mặc định 12345

Các dòng điện thoại sử dụng mã bảo vệ mặc định 12345

Nếu bạn muốn thay đổi mã bảo vệ mặc định này thì vào mục Menu > Chọn Cài đặt (Settings) > Đi tới mục Bảo mật (Security) > Nhấn chọn Tạo mã bảo vệ/ Đổi mã bảo vệ (Create Lock Code/ Change Lock Code) để thay đổi lại.

- Bước 2: Mở điện thoại lên > Nhấn và giữ đồng thời 3 phím: Phím gọi + phím * + phím số 3.

- Bước 3: Nhập mã bảo vệ mặc định để máy tự khởi động và khôi phục lại về mặc định.

Nhấn và giữ đồng thời 3 phím

Nhấn và giữ đồng thời 3 phím

Có thể bạn quan tâm:

  • Top 5 điện thoại nắp gập - màn hình gập đáng mua nhất thị trường 2021
  • Top 5 điện thoại cục gạch pin trâu tốt nhất tại Thế Giới Di Động 2021

2. Sử dụng mã Mastercode

- Bước 1: Tra cứu điện thoại hỗ trợ mã Mastercode

Chỉ có các đời máy thuộc dòng DCT-3, DCT-4 mới hỗ trợ sử dụng mã Mastercode. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết điện thoại của mình có được hỗ trợ không.

Tên dòng

Tên sản phẩm cụ thể

DCT-3

Nokia 2100, 3210, 3210, 3310, 3315, 3330, 3350, 3390, 3390, 3391, 3395, 3410, 3610, 5110, 5110i, 5120, 5125, 51305160, 5170, 5170i, 5180, 5180i, 5185, 5185i, 5190, 5210, 5510, 6080, 6081, 6090, 6091, 6110, 6120, 6120i, 6130, 6138, 6150, 6160, 6161, 6162, 6180, 6185, 6185i, 6188, 6190, 6210, 6250, 7110, 7160, 7190, 8210, 8250, 8260, 8265, 8265i, 8270, 8280, 8280i, 8290, 8810, 8850, 8855, 8860, 8890, 9110, 9110i

DCT-4

Nokia 1100, 1101, 1108, 1110, 1110i, 1112, 1112i, 1600, 2112, 2255, 2125i, 2126i, 2128i, 2300, 2355, 2600, 2650, 2651, 2652, 2760, 2760, 30, 3100, 3105, 3108, 3120, 3125, 3128, 3129, 3152, 3155, 3155i, 3200, 32053205i, 3220, 3230, 3300, 3320, 3321, 3360, 3361, 3510, 3510i, 3520, 3530, 3560, 3570, 3585, 3586, 3586i, 3587, 3587i, 3588i, 3589i, 3590, 3595, 3595i, 3600, 3620, 3650, 3660, 5070, 5100, 5140, 5140i, 6010, 6012, 6015, 6015i, 6016i, 6019i, 6020, 6021, 6030, 6050, 6060, 6061, 6070, 6080, 6100, 6101, 6102, 6103, 6108, 6111, 6112, 6152, 6155, 6155i, 6170, 6200, 6220, 6225, 6225i, 6230, 6230i, 6235, 6235i, 6236i, 6255, 6255i, 6256, 6256i, 6260, 6310, 6310i, 6340, 6340i, 6360, 6370, 6385, 6500, 6510, 6560, 6585, 6590, 6590i, 6600, 6610, 6610i, 6620, 6650, 6651, 6670, 6800, 6810, 6820, 6820i, 6822, 7200, 7210, 7250, 7250i, 7260, 7270, 7280, 7360, 7380, 7600, 7610, 7620, 7650, 7700, 7710, 8310, 8390, 8587, 8800, 8801, 8910, 8910i, D211, N-Gage

Bước 2: Bấm *#06# > Nhấn nút Gọi để lấy mã IMEI gồm 15 chữ số trên điện thoại.

Bước 3: Truy cập trang web Nokia Master Code > Nhập mã IMEI để lấy mã Mastercode > Nhập mã Mastercode vào điện thoại để vào giao diện thay đổi mã bảo vệ.

Bấm *#06#

Bấm *#06#

3. Mang máy ra các trung tâm sửa chữa uy tín

Bạn có thể mang máy ra các trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Nếu điện thoại còn bảo hành thì có thể mang đến Trung tâm bảo hành của Nokia.

Mang máy đến Trung tâm bảo hành của Nokia

Mang máy đến Trung tâm bảo hành của Nokia

4. Một số câu hỏi liên quan

- Mã PUK là gì?

Trả lời: Để hiểu rõ hơn về mã PUK tham khảo bài viết sau: Cách lấy mã PUK SIM Viettel sau khi bị khóa an toàn, nhanh chóng nhất.

- Nokia gắn SIM vào thì hỏi mã bảo vệ là sao?

Trả lời: Có thể điện thoại yêu cầu mã bảo vệ của SIM. Bạn có thể liên hệ nhà mạng để được hỗ trợ: Số tổng đài Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và Game (cập nhật MỚI liên tục).

/////////////////////

Nguồn bài viết tham khảo: Thế giới di đông

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

thumbnail

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên máy tính Windows 10 hiệu quả

 

Các ứng dụng chạy nền trên Windows 10 là một trong những nguyên nhân khiến máy của bạn trở nên chậm chạp. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tắt những ứng dụng này nhé.

1. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Windows Settings

Bước 1: Bạn nhập từ khóa “background apps” trên thanh tìm kiếm > Chọn Background apps.

Chọn Background apps

Bước 2: Chọn ứng dụng bạn muốn tắt bằng cách nhấn vào thanh trạng thái on/off của ứng dụng.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Windows Settings - 2

2. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Task Manager

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

Bước 2: Đối với lần đầu mở Task Manager bạn cần chọn More details để mở toàn bộ.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Task Manager 1

Bước 3: Tìm ứng dụng đang chạy ngầm không mong muốn trong phần Backgroud processes và nhấn phím Delete để tắt nó.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Task Manager 2

Tham khảo thêm hướng dẫn: Tắt chương trình khởi động cùng Windows

3. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Registry Editor

Bước 1: Bạn nhập từ khóa “registry Editor” trên thanh tìm kiếm > Chạy ứng dụng bằng quyền admin bằng cách chọn Run as adminstrator.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Registry Editor 1

Bước 2: Bạn nhập link dưới vào thanh địa chỉ sau đó nhấn Enter.

Computer\HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\Windows\Appx

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Registry Editor 2

Bước 3: Bạn tạo file tên là "LetAppsRunInBackground" (nếu chưa có) bằng cách nhấn chuột phải > Chọn New > Chọn DWORD (32-BIT) Value.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Registry Editor 3

Bước 4: Mở file vừa tạo lên và đổi Value data bằng 2 > Bấm OK nếu bạn muốn dừng các ứng dụng chạy ngầm.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Registry Editor 4

4. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Command Prompt

Bước 1: Gõ “cmd” trong thanh tìm kiếm > Chạy ứng dụng bằng quyền admin bằng cách chọn Run as Administrator.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Command Prompt 1

Bước 2: Trong cửa sổ cmd, nhập đoạn lệnh sau đây và nhấn Enter để thực thi nó.

Reg Add HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\BackgroundAccessApplications /v GlobalUserDisabled /t REG_DWORD /d 1 /f

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng Command Prompt 2

Nếu bạn muốn bật lại các ứng dụng chạy ngầm thì nhập lại đoạn lệnh sau và nhấn Enter.

Reg Add HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\BackgroundAccessApplications /v GlobalUserDisabled /t REG_DWORD /d 0 /f

5. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng PowerShell

Bước 1: Gõ “windows PowerShell” trong thanh tìm kiếm > Chạy ứng dụng bằng quyền admin bằng cách chọn Run as Administrator.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng PowerShell1

Bước 2: Trong cửa sổ Windows PowerShell, nhập đoạn lệnh sau đây và nhấn Enter để thực thi nó.

Reg Add HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\BackgroundAccessApplications /v GlobalUserDisabled /t REG_DWORD /d 1 /f

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng PowerShell2

Nếu bạn muốn bật lại các ứng dụng chạy ngầm thì nhập lại đoạn lệnh sau và nhấn Enter.

Reg Add HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\BackgroundAccessApplications /v GlobalUserDisabled /t REG_DWORD /d 0 /f

6. Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng chế độ tiết kiệm pin

Bước 1: Bạn nhập từ khóa “battery saver settings” trên thanh tìm kiếm > Chọn Battery saver settings.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng chế độ tiết kiệm pin1

Bước 2: Bạn chuyển trạng thái của Battery saver từ Off sang On bằng cách nhấn vào thanh trạng thái như hình.

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm bằng chế độ tiết kiệm pin2



Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

thumbnail

Viễn cảnh kết thúc đại dịch sẽ ra sao?

 Bằng kinh nghiệm thực tế và lịch sử y khoa, các nhà khoa học nhận định “không đại dịch nào kéo dài mãi mãi", ngay cả khi biến chủng Omicron đang lây lan mạnh ở nhiều nước.

Biến chủng Omicron dễ lây lan đang đẩy số ca nhiễm lên mức cao nhất kể từ đầu dịch, tạo cảnh hỗn loạn khi thế giới dần kiệt quệ sau hai năm. Song nhiều nhà khoa học nhận định các nước không trở về điểm xuất phát trong cuộc cuộc chiến chống dịch. Một viễn cảnh chắc chắn là nhân loại sẽ phải học cách tồn tại cùng virus.

Vaccine hiệu quả bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nghiêm trọng, dù không ngăn được các ca nhiễm nhẹ. Omicron dường như không gây tử vong nhiều như các biến chủng trước đó. Người từng nhiễm virus có miễn dịch chống lại các phiên bản nCoV trong quá khứ và cả sau này.

Biến chủng mới như lời cảnh báo về những gì sẽ xảy ra trong tương lai "trừ khi chúng ta thực sự quyết liệt ở giai đoạn cuối này", tiến sĩ Albert Ko, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Yale, nhận định.

"Chắc chắn Covid-19 sẽ ở lại mãi mãi. Chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn, vì vậy cần xác định các mục tiêu của mình", ông nói thêm.

Theo ông, tại một thời điểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tuyên bố các nước hạn chế được số ca nhiễm nCoV, hoặc ít nhất kiểm soát lượng bệnh nhân nhập viện và tử vong. Lúc này, đại dịch kết thúc. Nhưng giới chuyên môn chưa rõ chính xác "ngưỡng an toàn" đó là bao nhiêu.

Ngay cả khi điều đó xảy ra, một số khu vực vẫn gặp khó khăn, đặc biệt là các quốc gia thu nhập thấp, thiếu vaccine hoặc thuốc điều trị. Người dân các nước này sẽ chật vật trong các làn sóng nhỏ lẻ khi những nơi khác thành công sống chung với Covid-19.

Stephen Kissler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, định nghĩa dịch bệnh ổn định là khi "các nước đã đạt đến thời điểm Covid-19 cũng giống dịch cúm". "Song cuộc khủng hoảng Omicron cho thấy chúng ta vẫn chưa tới ngưỡng đó", ông nói thêm.

Để so sánh, ông chỉ ra rằng Covid-19 đã giết chết hơn 800.000 người Mỹ trong hai năm. Số người tử vong vì dịch cúm là từ 12.000 đến 52.000 một năm. Ông nhận định lượng người mắc và tử vong vì Covid-19 về lâu dài sẽ là vấn đề xã hội, không phải khoa học.

"Chúng ta sẽ không quay lại năm 2019 nữa, chúng ta cần khiến cộng đồng nghĩ về khả năng chấp nhận rủi ro", tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, tiên lượng virus sẽ được kiểm soát theo cách "không làm gián đoạn xã hội, không phá vỡ nền kinh tế".

Người dân xếp hàng xét nghiệm Covid-19 tại Quảng trường Thời đại, tháng 12/2021. Ảnh: AP© Được VnExpress cung cấp Người dân xếp hàng xét nghiệm Covid-19 tại Quảng trường Thời đại, tháng 12/2021. Ảnh: AP

Mỹ truyền đi thông điệp rằng nước này đang nỗ lực hết sức để tiến tới giai đoạn bình thường mới. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết họ có đủ công cụ, bao gồm vaccine tăng cường, thuốc điều trị và khẩu trang, để xử lý cả mối đe dọa lớn như Omicron mà không cần phong tỏa như trước đây. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vừa giảm thời gian cách ly cho những người mắc Covid-19 xuống còn 5 ngày.

Ấn Độ cung cấp bức tranh sơ bộ về "ngưỡng Covid-19 ổn định". Số ca nhiễm mới ở mức dưới 10.000 trong vòng 6 tháng trở lại đây. Nhưng trước đó, nước này đã tải qua đợt bùng phát Delta thảm khốc với cái giá phải trả "quá đau thương", theo tiến sĩ Jacob John, cựu trưởng khoa virus học tại Đại học Y Christian.

Omicron khiến số ca nhiễm Ấn Độ một lần nữa gia tăng. Tháng 1/2022, nước này sẽ triển khai tiêm tăng cường cho lao động tuyến đầu. Song ông John cho biết các bệnh theo mùa khác, chẳng hạn cúm và sởi sẽ bùng phát. Covid-19 cũng tiếp tục lưu hành sau khi làn sóng Omicron qua đi.

Omicron có nhiều đột biến nghiêm trọng, vượt qua lớp kháng thể của tiêm chủng và nhiễm bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, tiến sĩ William Moss, Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho rằng "virus có vẻ đã phát triển tối đa" khi tiến hóa nhiều đến vậy. "Tôi không nghĩ biến chủng mới sẽ xuất hiện theo chu kỳ vô tận", ông nói.

Các chuyên gia đều đồng tình với một kịch bản hậu đại dịch: Covid-19 chuyển thành cảm lạnh ở một số người, gây triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những người khác, tùy thuộc vào thể chất, tình trạng vaccine và nhiễm bệnh trước đó. Các đột biến sẽ tiếp tục xuất hiện, cần điều chỉnh vaccine thường xuyên để phù hợp với phiên bản nCoV mới.

Nhưng hệ miễn dịch của con người sẽ nhận diện và chống lại mầm bệnh tốt hơn sau mỗi năm. Chuyên gia miễn dịch Ali Ellebedy tại Đại học Washington, St. Louis đặt niềm tin vào khả năng ghi nhớ virus, vi khuẩn "tuyệt vời" của hệ miễn dịch từ trước đến nay.

Ông chỉ ra rằng tế bào B là một trong những lớp phòng thủ hiệu quả. Tế bào B nằm trong tủy xương, sẵn sàng hoạt động và sản xuất thêm kháng thể khi cần thiết. Đồng thời, nó truyền tín hiệu đến tế bào T sát thủ, tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh của cơ thể.

Trong nghiên cứu mới, Ellebedy và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng vaccine Pfizer huấn luyện tế bào T, thúc đẩy sản xuất kháng thể đa dạng, mạnh hơn và hoạt động hiệu quả ngay khi virus quay trở lại.

Ellebedy nhận định khả năng miễn dịch cơ bản của cộng đồng đã được cải thiện đến mức ngay cả khi có ca nhiễm đột phá, số trường hợp nhập viện và tử vong sẽ giảm xuống, bất chấp biến chủng tiếp theo là gì.

"Dân số của chúng ta đã khác với tháng 12/2019. Mọi thứ đã thay đổi", ông nói.

Ông so sánh dịch bệnh 2020 với đám cháy rừng. Giờ đây, với biến chủng Omicron, "rừng cây của chúng ta không hoàn toàn khô cằn. Nó đủ ẩm ướt để khiến đám cháy khó lan hơn", ông nói.

Theo ông, trong tương lai, người nhiễm nCoV chỉ cần ở nhà khoảng hai đến ba ngày, sau đó "bạn tiếp tục cuộc sống. Hy vọng dịch bệnh sớm kết thúc".

Thục Linh (Theo AP)

Đọc bài gốc tại đây.

Được tạo bởi Blogger.