Tìm kiếm

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

thumbnail

Thực hiện Nghị quyết 128: Hướng tới bình thường mới, cần hiểu và làm cho đúng

 Ngày 18-10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới” với sự tham dự của các vị khách mời là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia để phân tích, bình luận, làm rõ hơn các thông tin, nội dung cụ thể liên quan đến Nghị quyết này.

Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn và đúng thời điểm

Tại buổi tọa đàm, đa số các đại biểu đều thống nhất cho rằng, Nghị quyết 128 là quyết sách hết sức đúng đắn trong thời điểm hiện nay, phù hợp tính thích ứng linh hoạt, triển khai những giải pháp phù hợp cho tình hình mới. Quyết sách này cực kỳ quan trọng, rất rõ và có hàng loạt chủ trương, giải pháp phù hợp.

Theo GS Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam: Bản thân Nghị quyết 128 ra đời kịp thời đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh, tình hình; hướng dẫn cách thức bảo đảm tính an toàn linh hoạt phòng chống dịch hiệu quả. Đáng chú ý, Nghị quyết này thay thế cho các Chỉ thị trước đó là 15,16, 19. Đây là một dấu mốc cho việc cả nước chúng ta chuyển qua giai đoạn bình thường mới. Tất nhiên, thực tế chắc chắn vẫn còn xuất hiện các ca nhiễm mới (F0), vẫn có những điểm đỏ, vùng đỏ nên chúng ta tuyệt đối không chủ quan… Gần đây, Thanh Hoá, Phú Thọ vẫn xuất hiện ca bệnh mới, không chủ quan nhưng không hoảng sợ, lo lắng quá mức.

Nghị quyết có xây dựng dựa trên 3 tiêu chí, thứ nhất, số người bị nhiễm/100.000 dân/tuần; thứ hai, số người đã tiêm; thứ ba là khả năng thu dung điều trị... Đó là những tiêu chí cụ thể, hợp lý, có thể áp dụng chung áp dụng cho toàn quốc.

Thực hiện Nghị quyết 128: Hướng tới bình thường mới, cần hiểu và làm cho đúng
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm. Ảnh: Chinhphu.vn 

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng: Sau đợt dịch thứ 4 vừa qua, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới và các chuyên gia đều nhận định, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn được trong năm 2021 và 2022, thậm chí còn có thể xuất hiện biến chủng mới. Số ca nhiễm vẫn có thể tăng cao, việc bao phủ vắc xin của chúng ta cũng đang ở mức còn khiêm tốn. Chính vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi quan điểm ứng phó với dịch, từ chỗ cố gắng dập tắt dứt điểm dịch sang chung sống an toàn với dịch.

Việt Nam cũng đang trong xu hướng như vậy. Hiện nay, trong bối cảnh độ bao phủ tiêm vắc xin ở nước ta vẫn còn ở mức nhất định, việc chuyển hướng tiếp cận từ mức Zero Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, tức là chúng ta đồng thời vừa phải phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế xã hội. Để kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh trong bối cảnh hiện nay, các biện pháp phòng chống dịch phải điều chỉnh linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tiễn cùng với việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin. Đây chính là biện pháp căn bản, có thể coi như là phương pháp điều trị từ sớm, từ xa để giảm số ca tử vong.

Thích ứng linh hoạt nhưng không được phép vượt quy định

Theo TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, trong Nghị quyết 128 có quy định về 9 biện pháp để áp dụng cho 4 cấp độ dịch rất cụ thể nên các địa phương phải căn cứ vào đó để điều chỉnh cho phù hợp, linh hoạt với tình hình của mình. Nghị quyết cũng tạo điều kiện để các địa phương linh hoạt, tuy nhiên không được phép vượt quá quy định cho phép. Ví dụ như Cần Thơ để xảy ra tình trạng hàng nghìn xe ô tô ách tắc, nối đuôi nhau vì yêu cầu phải đăng ký quy định tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu từ các tỉnh, thành khác đến giao nhận hàng hóa đều phải được đăng ký trước và phải trung chuyển hàng hóa trong thời gian qua.

Rồi nhiều địa phương có những quy định không thống nhất thời gian kết quả xét nghiệm, hay quy định phải ký cam kết phòng chống dịch... Đây chính là những quy định thiếu linh hoạt và cũng đồng nghĩa với việc không bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đồng ý với quan điểm này, GS Nguyễn Anh Trí đánh giá, việc các phương tiện lưu thông trên đường không làm cho tình trạng lây nhiễm chéo dịch Covid-19 phát sinh, mà chính những chốt kiểm soát với nhiều quy định khó thực hiện mới dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh. Một vấn đề ai cũng hiểu là phòng chống dịch phải thông thoáng, tránh tụ tập đông người thì những quy định tại mỗi địa phương lại vô tình tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ: Trước hết, chúng ta phải hiểu và nhận thức đúng là trong mọi điều kiện, kể cả trạng thái bình thường hay trong giai đoạn chống dịch thì ngành GTVT luôn luôn phải đáp ứng được mọi yêu cầu. Từ nhận thức đó và từ quan điểm, chỉ đạo của Chính phủ và của ngành đã xác định là khi đất nước đang ở trạng thái bình thường bắt đầu phòng chống dịch thì chuyển sang trạng thái mới. Khi đã chuyển sang trạng thái mới, thì ngành GTVT cũng phải thích ứng kịp thời và phải đảm bảo phục vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ đi lại của người dân và phục vụ phòng chống dịch tốt nhất.

Chính từ quan điểm chỉ đạo, từ nhận thức đó, ngành GTVT quán triệt từ Trung ương đến địa phương, phải nắm được quan điểm này để tổ chức thực hiện đồng bộ, thể hiện vai trò của ngành trong phòng, chống dịch. Kết quả này cho thấy tuy chúng ta tổ chức triển khai giãn cách xã hội, có những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 15, nhưng cũng có địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16, và có những địa phương thực hiện trên Chỉ thị 16, điều kiện còn ngặt nghèo hơn. Hoặc sau này, chúng ta thực hiện theo Chỉ thị 19.

Trước tình hình diễn biến như thế, ngoài đưa ra quan điểm chỉ đạo sát tình hình, sát chủ trương của Đảng, của Chính phủ trong chỉ đạo phòng, chống dịch, ngành GTVT còn đưa ra giải pháp cụ thể sát với tình hình của ngành. Đó là xác định không thể đứt được chuỗi cung ứng, trong đó khâu lưu thông là vấn đề vô cùng quan trọng phục vụ cho phòng chống dịch; xác định những nơi áp dụng cấp độ khác nhau nhưng vẫn phải tổ chức vận tải, kể cả vùng có dịch hay vùng không có dịch. Rồi vấn đề phối kết hợp, ví dụ như chúng tôi phải duy trì được cầu hàng không vận chuyển từ Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh, vừa vận chuyển vật tư thiết yếu, thuốc men, đồng thời, vận chuyển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch; phục vụ sự đi lại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Đối với hàng hóa, chúng tôi cũng xác định không để đứt gãy chuỗi hàng hoá nên phải duy trì bằng mọi cách, ví dụ như tại TP Hồ Chí Minh là khu vực cảng Cát Lái, và một số cảng của Đồng Nai, Bình Dương gắn liền với những khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở đây, chúng ta vẫn tổ chức thực hiện sản xuất tại chỗ, duy trì sản xuất để vẫn có sản phẩm cho xuất khẩu hàng hoá. Do đó, chúng tôi phải tổ chức làm sao giữ vững được chuỗi vận tải và đến bây giờ, có thể khẳng định hàng hoá xuất khẩu trong dịp vừa rồi, nhất là qua cảng biển lớn như Hải Phòng, khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, khu vực Đồng Nai, Quy Nhơn… vẫn được duy trì.

Có thể thấy, một quan điểm rất rõ ràng từ cấp Chính phủ cho đến các bộ ngành liên quan trực tiếp như Bộ Y tế và Bộ GTVT đều có cái nhìn thống nhất và những giải pháp đồng bộ trong thực hiện Nghị quyết 128. Tuy nhiên khi triển khai ở một số địa phương vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự hợp lý và tạo sự đồng thuận cho nhân dân. Từ thực tế này cho thấy, việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới phải được thực hiện một cách linh hoạt nhưng không được phép vượt quá khuôn khổ hướng dẫn của Bộ Y tế và tinh thần của Nghị quyết 128.

VIỆT CƯỜNG 

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

thumbnail

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Cùng với phở, bánh mì là một trong những món ăn Việt xuất hiện và gây tiếng vang tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc,...

Trang CNN (Mỹ) từng đăng tải bài viết ca ngợi bánh mì Việt Nam là “loại sandwich ngon nhất thế giới”. Website du lịch uy tín Traveller (Úc) từng xếp hạng bánh mì Việt là một trong 10 món sandwich hấp dẫn nhất hành tinh. "Không thể cưỡng lại được" là cụm từ tờ South China Morning Post (Trung Quốc) dành để nói về bánh mì Việt Nam.

Bánh mì Việt Nam xuất hiện tại khắp các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Anh, Mỹ,... Giờ đây, chúng ta không còn bất ngờ khi thấy bánh mì Phượng nằm giữa lòng Seoul, tiệm bánh mì Kêu đông khách ở London hay Bun Mee được nhiều thực khách San Francisco yêu thích...

Bánh mì Phượng - Seoul, Hàn Quốc

Tháng 5/2019, bánh mì Phượng nổi tiếng phố Hội chính thức khai trương chi nhánh ở khu Yeonnam, quận Mapo, thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Cửa hàng này ngay lập tức gây chú ý với thiết kế ấn tượng, mang đậm phong cách nhà cổ Hội An với tường vàng, đèn lồng, hoa giấy. Nhiều bạn trẻ Hàn Quốc đã tìm tới đây để chụp ảnh, đồng thời xếp hàng đợi ăn thử bánh mì.

Còn đối với những du học sinh, người Việt tại Hàn Quốc thì cửa hàng này nhanh chóng trở thành điểm đến ưa thích, giúp họ vơi bớt nỗi nhớ hương vị quê hương.

Thực đơn bánh mì tại cơ sở Hàn Quốc giữ được đầy đủ nét đặc trưng của bánh mì Phượng (Hội An) ở Việt Nam như bánh mì thịt bò với trứng, bánh mì thịt nướng, bánh mì thập cẩm, bánh mì gà với cheese và salad, bánh mì sữa đặc. Bánh có giá dao động từ 80.000 -160.000 đồng/chiếc.

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Bánh mì Phượng gây chú ý ngay từ thiết kế cửa hàng (Ảnh: Bánh mì Phượng)

Bun Mee - San Francisco, Mỹ

Hiện tại San Francisco có hai cơ sở của Bun Mee. Nhà hàng được thiết kế theo phong cách Việt Nam với những bức tường đất nung, cáp dây điện chằng chịt và những bức vẽ mô phỏng thành phố nhộn nhịp với ô tô, xe đạp và xe máy.

Ở đây, 2 loại bánh mì được yêu thích nhất là gà nướng ngũ vị, bánh thịt lợn nướng sả, kèm hành tây, cà rốt muối chua, dưa chuột và rau mùi.

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

(Ảnh: Bun Mee)

Bánh mì Sandwich - Tokyo, Nhật Bản

Tại thủ đô của Nhật Bản, không khó để tìm ra những cửa tiệm bánh mỳ Việt Nam với hương vị thơm ngon không thua kém quê nhà. Trang Timeout Tokyo từng đưa ra danh sách 5 cửa hàng bánh mì Việt ngon nhất tại Tokyo, trong đó đứng đầu là: Bánh mì Sandwich.

Cửa hàng nằm trong một ngõ nhỏ trên đường Waseda Dori, khá gần với ga Takadanobaba. Ở đây bạn có thể lựa chọn giữa 5 loại nhân là thịt bò nướng, lợn, gà, giăm bông, pate gan hoặc tôm và quả bơ đặt trong phần bánh chắc, giòn.

Đặc biệt, rau củ trộn được thái tương ứng với độ dài của mỗi chiếc. Phần nhân bán chạy nhất là thịt lợn nướng, giăm bông và patê gan. Ngoài ra quán cũng phục vụ bánh mỳ loại nhỏ với giá 300 yen (khoảng 54,000 đồng).

Trước dịch Covid-19, quán ăn này luôn chật kín thực khách. Tờ Japan Times từng gợi ý thực khách nên đến trước khi cửa hàng mở cửa khoảng 20 phút để không phải xếp hàng chờ đợi. 

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Bánh mì Kêu - London, Anh

Kêu là chi nhánh thuộc chuỗi cửa hàng Việt Nam là Cây Tre và Việt Grill. Hiện nay có 4 cửa hàng Kêu ở London. Món chính của cửa hàng là bánh mì Sài Gòn, với nhân thịt nướng, giò, vịt quay, cà ri gà... Ngoài ra, ở đây còn phục vụ các món Việt Nam như cơm thịt nướng, cơm lợn chiên, mì vằn thắn, gỏi cuốn...

Các cơ sở bánh mì Kêu đều được Google đánh giá từ 4 - 4,4/5 sao. Ở London còn nhiều cửa hàng bánh mì Việt được yêu thích như Bánh mì Bay, Bánh mì 11 và Bánh mì Hội An.

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Bánh mì Kêu thu hút thực khách tại London (Ảnh: Bánh mì Kêu)

Bánh mì Stable - Berlin, Đức

Quán bánh mì tọa lạc tại Mittle, quận trung tâm nhất thành phố và mở cửa từ 12h tới 20h hàng ngày. Ở đây chuyên phục vụ bánh mì thịt lợn quay giòn, pa tê, rau mùi và nước sốt, giá khoảng 120.000 đồng/chiếc. Bánh được đặt trên mẹt đan của Việt Nam nên rất bắt mắt, gây tò mò với thực khách.

Đây cũng là một trong những quán bánh mì Việt mà du khách muốn thưởng thức phải dành thời gian xếp hàng.

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Quán bánh mì Việt tại Đức này rất đông khách (Ảnh:_margeats_)

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Thực khách xếp hàng chờ thưởng thức bánh mì Stable (Ảnh: democrathy)

Bánh mì Kitchen - Hong Kong

Tờ SCMP từng giới thiệu Bánh mì Kitchen là một trong những tiệm bánh mì Việt đáng thưởng thức tại Hong Kong (Trung Quốc). Quán phục vụ bánh mì với 4 loại nhân gồm thịt nguội, thịt heo nướng, gà và bánh mì chay.

Loạt bánh mì Việt nổi tiếng trời Tây, khách nước ngoài xếp hàng dài chờ đến lượt

Bánh mì Kitchen (Ảnh: Hungry Legend)

Ngoài Kitchen, tại Hong Kong còn có một cửa hàng khác nổi tiếng với bánh mì Việt là Le Petit Saigon, ở địa chỉ 16 đường Wing Fung, khu Wan Chai, Hong Kong.

Ở đây phục vụ 3 loại bánh mì. Đầu tiên là bánh mì nhân thịt lợn hầm, thịt lợn cuộn, ruốc, patê gan gà, dưa chuột, rau mùi, ớt. Tiếp đó là bánh mì gà với nhân gà xé, pa tê gan gà, dưa chua, dưa chuột, hành lá, rau mùi, tương ớt; và cuối cùng là bánh mì chay. Mỗi ổ bánh được bán với giá 88 HKD (hơn 260.000 đồng).

Trang Vũ (Tổng hợp)

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

thumbnail

8 loại vắc-xin phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

 

8 loại vắc-xin phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam
Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các loại vắc-xin được phê duyệt sử dung hiện nay gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna), vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala.

(1) Vắc-xin AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. AstraZeneca được Việt nam phê duyệt ngày 01/02/2021 và triển khai tiêm chủng từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ vector, sử dụng 2 liều cách nhau 8-12 tuần.

(2) Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 23/3/2021. Đây là vắc xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. Vắc xin được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần.

(3) Vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co. Ltd - Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ngày 3/6/2021, vắc-xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Vắc xin này sản xuất theo công nghệ bất hoạt vi rút, tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần.

(4) Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 16/6/2021. Vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA, sử dụng tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần. Đến ngày 23/8/2021, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức đưa ra chấp thuận hoàn toàn đối với vaccine Pfizer-BioNTech trong phòng ngừa COVID-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên.

(5) Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna) do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này cũng được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA, sử dụng 2 liều cách nhau 4 tuần. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 cho loại vắc-xin này vào ngày 28/6/2021.

(6) Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ véc-tơ vi-rút, sử dụng 1 liều duy nhất. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận loại vắc xin này nhưng Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 15/7/2021.

(7) Vắc-xin vaccine Hayat - Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vaccine Hayat - Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp một lọ chứa một liều 0,5 ml và hộp một lọ chứa 2 liều, mỗi liều 0,5 ml. Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc-xin này vào ngày 10/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

(8) Vắc-xin Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba.  Vắc-xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc-xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi-rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vắc-xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 17/9/2021. Liều tiêm đang chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn.

Nguồn tham khảo: website moh.gov.vn - Bộ Y tế.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tổng hợp (HCDC)


Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

thumbnail

Ổn áp là gì? Dùng để làm gì? Nguyên lý hoạt động?

 

Ở những nơi có nguồn điện không ổn định khiến các thiết bị điện hoạt động chập chờn, không đúng công suất, điều này lâu ngày sẽ làm giảm độ bền của các thiết bị điện. Khi đó bạn cần sắm ngay cho gia đình mình một máy ổn áp. Vậy ổn áp là gì? Hoạt động thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1Ổn áp là gì?

Ổn áp (Voltage stabilizer) là một thiết bị điện có nhiệm vụ chính là ổn định điện áp đầu ra cho dù điện áp đầu vào có cao hơn hoặc thấp hơn danh định (nhưng phải nằm trong dải làm việc của ổn áp), để cấp đủ điện cho các thiết bị khác hoạt động ổn định.

Máy ổn áp

Mục đích sử dụng máy ổn áp:

  • Sử dụng ở các khu vực có điện lưới thường xuyên thay đổi
  • Bảo vệ, khai thác năng suất, tăng tuổi thọ cho các thiết bị dùng điện.
  • Điện áp danh định của ổn áp là điện áp được tính toán và ghi nhãn, thường nó phù hợp với lưới điện quốc gia. (Việt Nam có điện áp danh định là 220V/50Hz)
  • Dải làm việc ổn áp: là dãi điện mà ổn áp có thể đáp ứng được. VD: 140V - 250V, 90V - 250V, 60V - 250V,...

Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, một số model ổn áp còn được tích hợp rất nhiều tính năng nhằm bảo vệ tối đa thiết bị điện, tạo ra một hệ thống điện an toàn cho gia đình, nhà xưởng:

- Tự động bảo vệ quá dòng, đoản mạch bằng Circuit Breaker (CB): Ổn áp sẽ tự ngắt điện khi bị quá tải, tránh gây ra chập cháy, hỏa hoạn.

Tự động bảo vệ quá áp bằng Rơ le điện tử: Máy ổn áp sẽ tự động cắt điện áp ra khi có sự cố làm điện áp đầu ra quá cao (vượt quá dải hoạt động của máy) nhằm bảo vệ tốt cho các thiết bị điện, khi đó ổn áp sẽ tự động đóng điện trở lại khi hết sự cố.

Chống sốc điện bằng hệ thống Delay, Auto-reset: Ổn áp sẽ tự động đưa chổi than về vị trí an toàn khi mất điện và khi có điện trở lại ổn áp có mạch trễ khoảng 5 giây để ổn định điên áp sau đó mới cấp điện ra tải.

Trang bị Circuit Breaker (CB) đảo chiều: Khi chất lượng điện áp thấp, không ổn định ta nên sử dụng ổn áp để nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị sử dụng điện.

Khi chất lượng điện áp tốt, ổn định thì chúng ta không nên sử dụng ổn áp vì gây lãng phí. Khi đó ta chỉ cần bật CB đảo này để điện áp vào đi thẳng ra tải thiết bị sử dụng.

Nhiều model ổn áp trang bị thêm 2 đồng hồ Vôn kế hoặc 1 Vôn kế có chuyển mạch để hiển thị điện áp Vào - Ra: Chức năng này cũng rất hữu ích, có thể theo dõi chính xác chất lượng điện Vào – Ra.

2Nguyên lý hoạt động máy ổn áp?

Các loại Ổn áp phổ biến hiện nay trên thị trường sẽ có 5 nguyên lý hoạt động chính như sau:

  • Sử dụng biến áp xuyến phối hợp chổi than, lấy điện áp ra trực tiếp.
  • Sử dụng biến áp bù phối hợp biến áp xuyến có chổi than hoặc linh kiện bán dẫn IGBT.
  • Sử dụng biến áp và tụ điện.
  • Sử dụng biến áp phối hợp chuyển mạch rơ le.
  • Sử dụng biến áp xung và mạch điện tử.

Trong bài viết này, Điện máy XANH sẽ đề cập đến nguyên lý ổn áp thông dụng nhất: Sử dụng biến áp xuyến với chổi than.

Nguyên lý hoạt động như sau:

Máy ổn áp thông thường có một biến áp hình xuyến được quấn dây điện từ, trên bề mặt dây có gắn chổi than. Chổi than sẽ làm nhiệm vụ trượt lấy điện áp của từng vòng dây.

Các vòng dây đồng quấn quanh lõi hình xuyến

Khi thấy điện áp ra bị thấp hay cao thì mạch điều khiển sẽ có lệnh cho mô tơ hoạt động. Quay thuận hoặc quay ngược để lấy điện áp ở vòng dây trên biến áp hình xuyến. Khi nào điện áp đầu ra đủ 220V thì mạch so sánh sẽ ra lệnh cho moto dừng lại.

Ổn áp đang tự điều chỉnh để đạt điện áp tiêu chuẩn 220V

Ổn áp đang tự điều chỉnh để đạt điện áp tiêu chuẩn 220V

Và khi bị mất điện thì chổi than sẽ tự động trở về vị trí an toàn, tương ứng với điện áp vào cao nhằm không bị cộng dồn điện áp khi có điện trở lại.

Nguyên lý của ổn áp 1 pha đơn giản hơn ổn áp 3 pha. Mỗi một máy chỉ có cấu tạo:

  • 1 Mạch điều khiển.
  • 1 Biến áp hình xuyến (Công suất càng lớn biến áp càng lớn).
  • 1 Động cơ điều khiển quay lên quay xuống.
  • 1 Chổi than kích thước tiêu chuẩn với biến áp hình xuyến.
  • Các phụ kiện đi kèm theo máy như đồng hồ, cọc đấu, đèn báo…

3Công dụng ổn áp đối với dòng điện và lưu ý sử dụng?

Ngoài nhiệm vụ chính là ổn định điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng hữu ích khác, nhằm nâng cao an toàn trong sử dụng thiết bị, như: bảo vệ quá dòng, quá áp, mạch trễ, mạch Autoreset.

Khi sử dụng ổn áp, chất lượng cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện, góp phần bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. 

Ổn áp dải rộng: Các loại ổn áp thông dụng có dải ổn áp trong khoảng từ 150V – 260V. Ở các khu vực có thời điểm điện áp quá yếu (dưới 140V), cần mua ổn áp dải rộng có dải ổn áp từ 90V – 260V. Đặc biệt, một số nơi cần dùng đến loại ổn áp dải siêu rộng từ 50V – 260V.

Ổn áp là thiết bị giúp cải thiện điện áp, cung cấp điện cho thiết bị điện khác. Bản thân ổn áp không sinh ra năng lượng. Công suất ra của ổn áp luôn giảm tỉ lệ với mức suy giảm điện áp của nguồn điện vào. Khi nguồn điện vào quá yếu, công suất ra của ổn áp càng giảm nhiều. Do vậy, khi dùng máy ổn áp dải rộng, cần thiết phải chọn công suất của ổn áp lớn hơn mức bình thường.

Công dụng ổn áp

Vào thời điểm nguồn điện đang rất yếu, dù ổn áp có nâng điện lên đủ 220V, cũng chỉ nên sử dụng các thiết bị điện có công suất nhỏ. Tránh sử dụng thiết bị nhà hàngmáy lạnh,… và các tải có công suất lớn.

Các tải có động cơ như: Máy bơm, máy lạnh… luôn có dòng khởi động lớn gấp nhiều lần dòng chạy bình thường, sẽ làm điện áp của nguồn điện vào tụt sâu đột ngột, và dòng điện đầu vào tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của ổn áp. Ổn áp sẽ bị quá tải và không còn giữ được điện áp ra ổn định.

Ở những hộ tiêu thụ xa trạm điện hạ thế, đường dây tải điện có tiết diện nhỏ, luôn gặp phải trường hợp điện yếu và tụt áp đột ngột. Nếu tuyến đường dây đó, có máy hàn điện, hay động cơ điện đang hoạt động, thì tình trạng điện càng mất ổn định. Lúc này việc dùng ổn áp, sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp điện, đảm bảo an toàn và giữ được tuổi thọ cho thiết bị dùng điện.

Để khắc phục về lâu dài, cần nâng tiết diện dây dẫn cho đủ lớn để tránh sụt áp, đồng thời lắp đặt bổ sung trạm biến thế, sao cho khoảng cách từ trạm đến hộ tiêu thụ điện không quá xa. Đây là cách khắc phục căn bản nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng của ngành Điện và chính quyền địa phương.

Được tạo bởi Blogger.