Tìm kiếm

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

thumbnail

35 di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp được UNESCO công nhận tại châu Á


 

Châu Á có rất nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, từ những cánh đồng ruộng bậc thang của Philippines cho đến thành phố Melaka lịch sử ở Malaysia. Những địa điểm này không chỉ thể hiện lịch sử và văn hóa của nền văn minh cổ đại, mà còn là nơi cư trú có lợi cho sự sinh trưởng của những loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu. Với việc công nhận những địa danh và khu vực này, UNESCO muốn hướng đến việc bảo tồn và nâng cao nhận thức về các loài động thực vật trên phạm vi toàn cầu. Hãy chiêm ngưỡng một số địa danh mang đậm nét văn hóa của các quốc gia châu Á.
Châu Á có rất nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, từ những cánh đồng ruộng bậc thang của Philippines cho đến thành phố Melaka lịch sử ở Malaysia. Những địa điểm này không chỉ thể hiện lịch sử và văn hóa của nền văn minh cổ đại, mà còn là nơi cư trú có lợi cho sự sinh trưởng của những loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu. Với việc công nhận những địa danh và khu vực này, UNESCO muốn hướng đến việc bảo tồn và nâng cao nhận thức về các loài động thực vật trên phạm vi toàn cầu. Hãy chiêm ngưỡng một số địa danh mang đậm nét văn hóa của các quốc gia châu Á.


Vịnh Hạ Long, Việt Nam

Năm công nhận: 1994

Nổi bật với những cột đá vôi cao chót vót, khung cảnh vùng đá vôi tuyệt đẹp gồm 1.600 hòn đảo lớn nhỏ vẫn giữ được vẻ hoang sơ, chưa hề có sự hiện diện của con người. Thắng cảnh kỳ vĩ tại Vịnh Bắc Bộ này càng trở nên đẹp mắt hơn nhờ hệ thống hang động và mái vòm được hình thành do hiện tượng xói mòn bờ biển.


Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Việt Nam

Năm công nhận: 2003

Là di sản thuộc tỉnh Quảng Bình, nằm tại vị trí trung tâm của dãy Trường Sơn, vườn quốc gia này có diện tích 126.236 hecta (311.936 mẫu Anh). Với vô số các hang động và sông ngầm làm tăng thêm vẻ kỳ vĩ cho khung cảnh của những khu rừng nhiệt đới và cao nguyên nơi đây, vườn quốc gia này là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao và nhiều loài đặc hữu.


Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc, Hàn Quốc


Nằm ở vùng trung tâm và phía nam đất nước, khu vực được bảo tồn này có 9 seowon – các học viện tân Nho giáo kể từ triều đại Joseon (thế kỷ 15-19). Các học viện nằm giữa khung cảnh thiên nhiên, điển hình như những ngọn núi và vùng nước, nhằm mang lại cho học giả một môi trường thuận lợi để bồi đắp tâm trí và cơ thể họ.


Năm công nhận: 2019
Nằm ở vùng trung tâm và phía nam đất nước, khu vực được bảo tồn này có 9 seowon – các học viện tân Nho giáo kể từ triều đại Joseon (thế kỷ 15-19). Các học viện nằm giữa khung cảnh thiên nhiên, điển hình như những ngọn núi và vùng nước, nhằm mang lại cho học giả một môi trường thuận lợi để bồi đắp tâm trí và cơ thể họ.


Thể hiện phong cách nghệ thuật và kiến trúc nguy nga của Phật Giáo, mảnh đất thần thánh này bao gồm 7 thành phần – đền, bảo tháp, tu viện và các địa điểm hành hương, cũng như các di tích khảo cổ học, tranh bích họa và điêu khắc. Nằm gần sông Irrawaddy, kiệt tác kiến trúc của khu vực này minh chứng cho sự giàu có của nền văn minh Bagan (thế kỷ 11-13).

Thể hiện phong cách nghệ thuật và kiến trúc nguy nga của Phật Giáo, mảnh đất thần thánh này bao gồm 7 thành phần – đền, bảo tháp, tu viện và các địa điểm hành hương, cũng như các di tích khảo cổ học, tranh bích họa và điêu khắc. Nằm gần sông Irrawaddy, kiệt tác kiến trúc của khu vực này minh chứng cho sự giàu có của nền văn minh Bagan (thế kỷ 11-13).


Jaipur, Ấn Độ


Được Vua Jai Singh II của người Rajput thành lập vào năm 1727, thành phố Jaipur được xây dựng dựa trên một mặt bằng dạng lưới, lấy cảm hứng từ kiến trúc Vedic. Các con đường của thành phố giao nhau ở khu trung tâm, tạo thành những quảng trường công cộng gọi là “chaupar”. Sau khi được phát triển thành một thủ phủ thương mại, cách thiết kế tòa nhà và quy hoạch của thành phố này đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ phong cách kiến trúc của Hindu cổ đại, Đế quốc Mughal thuở sơ khai, cũng như phương Tây.


Phạm Tịnh sơn, Trung Quốc

Nằm trong dãy núi Vũ Lăng, Phạm Tịnh sơn là một điểm nóng đa dạng sinh học, với những loài động thực vật quý hiếm, chẳng hạn như kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, hươu xạ rừng, gà lôi Reeve, voọc mũi hếch Quý Châu và cây linh san núi Phạm Tịnh sơn. Khu vực này còn sở hữu khu rừng gỗ sồi lớn và nổi tiếng nhất từ thời nguyên thủy.


Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk, Campuchia

Năm công nhận: 2017

2017 Có nghĩa đen theo tiếng Khmer là “đền thờ trong bao la rừng già”, di sản khảo cổ học này là thủ phủ của Đế chế Chenla (thế kỷ 6-7) và còn được biến đến với tên gọi Ishanapura. Khu vực này ba gồm hàng trăm đền thờ, trong đó có 10 ngôi đền hình bát giác.


Thần Nông Giá, Trung Quốc

Với khu dự trữ Shennongding ở phía Tây và dãy núi Laojunshan ở phía Đông, khu vực này là nơi sinh sống của một số loài động vật quý hiếm, bao gồm kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, voọc mũi hếch vàng Tứ Xuyên, báo gấm, báo nói chung và gấu đen châu Á. Với danh sách thực vật ấn tượng không kém, khu vực này là di sản quan trọng cho hoạt động nghiên cứu thực vật. Trong thế kỷ 19 và 20, khu vực này cũng là điểm nóng cho những hành trình khám phá thực vật quốc tế.


Vườn thực vật Singapore

Được thành lập vào năm 1859, di sản này là trái tim của Singapore. Khu vườn này thể hiện sự phát triển của vườn thuộc địa Anh đã biến đổi thành viện khoa học đẳng cấp thế giới có vai trò khuyến khích bảo tồn tự nhiên, giáo dục và giải trí.



Sự hình thành và phát triển của thành phố lịch sử này là kết quả của các mối quan hệ giao thương và văn hóa giữa phía Đông và phía Tây của Eo biển Malacca. Di sản này lưu giữ dấu vết của vương quốc hồi giáo Malay từ thế kỷ 15 cũng như tầm ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha và Hà Lan ở đầu thế kỷ 16.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

Được tạo bởi Blogger.