Tìm kiếm
Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021
Hà Nội: Địa chỉ các bưu cục
Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021
Hà Nội: Người dân chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết
TPO - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu người dân không mở cửa kinh doanh ăn uống, cà phê khi chưa có quyết định của thành phố; không tụ tập buôn bán chợ cóc, chợ tạm; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường và chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo kết luận cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 5 của UBND thành phố.
Theo thông báo kết luận, liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm tháng 6, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn cần tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí, nỗ lực cao nhất quyết tâm chiến đấu chiến thắng dịch bệnh COVID-19, cùng hiệp đồng trách nhiệm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng của thành phố trong mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong các phương án, kế hoạch phòng chống dịch đã đề ra. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trong tháng qua, cơ bản các đơn vị, chủ kinh doanh, người dân đã thực hiện tốt chỉ đạo của thành phố. Tuy nhiên, sau khi thành phố có các quy định chặt chẽ kiểm soát quy định phòng chống dịch, các cơ quan báo chí vẫn phản ánh nhiều nơi còn để xảy ra tình trạng người dân tập thể dục trong công viên, dọc bờ sông như tại các khu: Yên Sở, Linh Đàm,... Nhiều khu vực còn để xảy ra tình trạng chợ cóc, chợ tạm hoạt động đông đúc tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh. Mới đây là tình trạng người dân tập trung vui chơi rất đông tại khu vực bãi đá sông Hồng,...
UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc chấn chỉnh công tác này; đặc biệt là quán triệt thật nghiêm xuống tận các cơ sở, xã, phường, thị trấn, yêu cầu các đơn vị bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở và xử lý kịp thời các vi phạm về quy định phòng, chống dịch. Đây là lực lượng chính nắm chắc cơ sở nhất, nếu chú trọng, quyết liệt hơn nữa sẽ không thể xảy ra vi phạm.
UBND thành phố đề nghị các cấp, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; khuyến khích làm việc trực tuyến đảm bảo hiệu quả công việc và an toàn phòng dịch tại các trụ sở cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, xây dựng các kịch bản chủ động ứng phó mọi diễn biến của dịch bệnh theo từng cấp độ. Các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức diễn tập kịp thời xử lý các sự cố, tình huống có thể phát sinh, quán triệt thực hiện đối với các tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng. Qua đây thực hiện rà soát, có phương án bổ sung, thay thế lực lượng dân phòng, thành viên tổ COVID cộng đồng đang chịu nhiều áp lực trong công tác hỗ trợ phòng chống dịch.
Thành phố Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý cơ sở cách ly tập trung, trong bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trong các khu,cụm công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, kịp thời đưa tin đầy đủ, toàn diện hoạt động chỉ đạo - điều hành của thành phố về công tác phòng chống dịch để người dân hiểu, tiếp cận nhanh nhất chỉ đạo của thành phố.
Thành phố khuyến cáo người dân tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hiện tốt thông điệp 5K; không mở cửa kinh doanh ăn uống, cà phê khi chưa có quyết định của thành phố; không tụ tập buôn bán chợ cóc, chợ tạm; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường và chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết.
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư công
UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố theo từng lĩnh vực, bám sát Chương trình hành động số 14 của UBND thành phố và các chương trình, đề án của Chính phủ, Thành ủy, HĐND thành phố, phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 (trên 7,5%).
Bên cạnh đó, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Theo đó, đến hết tháng 4/2021, kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư năm 2021 của thành phố thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Danh mục các dự án thực hiện đầu tư năm 2021 chủ yếu là các dự án chuyển tiếp có rất nhiều dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc phát sinh.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các ban quản lý dự án nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề tra trong kế hoạch; kiểm tra, rà soát giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án. Tới đây thành phố sẽ kiện toàn lại các tổ công tác do các đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng chỉ đạo đôn đốc sát sao nhiệm vụ này.
Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.Duy trì tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước sạch, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải trong cụm công nghiệp. Tích cực phối hợp tốt với các Bộ, ngành để đẩy nhanh tiến độ công tác vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đảm bảo việc cung cấp điện, nước sinh hoạt cho người dân trong các tháng cao điểm mùa hè, duy trì công tác vệ sinh môi trường, cắt tỉa cây xanh, chiếu sáng, hạ ngầm đường dây trên các tuyến phố...Tập trung triển khai thực hiện 2 Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.
Nguồn bài viết: Tại đây
Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021
Bắc Giang: Điều xe thang, phá cửa cưỡng chế F1 cố thủ trên tầng 3 đưa đi cách ly tập trung
TTO - Dù lực lượng phòng chống dịch nhiều giờ tuyên truyền đi cách ly tập trung nhưng một trường hợp F1 ở TP Bắc Giang (Bắc Giang) đã đóng cửa cố thủ trên tầng 3, khiến cơ quan chức năng phải điều cả xe thang, phá cửa để cưỡng chế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 27-5, bà Phùng Thị Thu Hiền - bí thư Đảng ủy phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) - cho biết tối 26-5, lực lượng phòng chống dịch phường đã phối hợp lực lượng chức năng TP Bắc Giang cưỡng chế một trường hợp F1 để đưa đi cách ly tập trung.
Theo bà Hiền, trường hợp F1 nói trên là Phạm Thị Q. (44 tuổi, ở tổ 6, phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang).
Theo đó, sáng 26-5, phường Trần Nguyên Hãn nhận được công văn của xã Yên Lương, huyện Yên Dũng về việc có trường hợp ông Phạm Văn T. (69 tuổi) và bà Phạm Thị Q. (con ông T.) là F1 của F0 ở xã Yên Lương.
Sau khi nhận được công văn, phường đã tới nhà ông T. và bà Q. yêu cầu khai báo y tế nhưng bà Q. không chấp hành.
Xác định bà Q. là trường hợp phức tạp nên cả buổi sáng phường đã tuyên truyền vận động nhưng bà vẫn nói chỉ ở nhà. Trên cơ sở điều tra dịch tễ của xã Yên Lương và lời khai của F0, phường đã báo cáo lãnh đạo TP và Công an TP Bắc Giang. Sau đó Công an TP đã tăng cường lực lượng xuống yêu cầu bà Q. ra khai báo y tế nhưng không được.
Tối 26-5, chủ tịch UBND TP đã ra quyết định đưa bà Q. đi cách ly tập trung. Sau đó lực lượng chức năng đưa xe y tế đến nhà nhưng bà Q. không chấp hành, đóng cửa rồi "cố thủ" trên tầng 3.
"Sau khi bắc loa kêu gọi nhưng bà Q. không chấp hành, lực lượng chức năng phải điều xe thang đến đưa cán bộ lên tầng 3 vận động nhưng bà Q. vẫn không xuống. Do đó cán bộ làm nhiệm vụ phải phá cửa để áp giải bà Q. xuống đưa đi cách ly" - bà Hiền thông tin.
Nguồn bài viết Tại đây
Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Covid-19 nên diễn ra thế nào?
Trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp tại một số địa phương, chuyện kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra như thế nào đang rất được quan tâm.
Đề xuất cho thí sinh thi tốt nghiệp nhiều đợt
Mới đây, ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Bắc Giang đã họp phiên thứ nhất để thống nhất triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi năm 2021 trên địa bàn tỉnh trong điều kiện dịch bệnh.
Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội do đó việc tổ chức coi thi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, sở GD&ĐT Bắc Giang đề nghị bộ GD&ĐT sớm có phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau. Trong đó, ở các địa phương là điểm nóng, cần có đợt thi riêng cho những em đang phải cách ly, hoặc ở trong khu vực phong tỏa.
Cụ thể, theo Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, kỳ thi năm 2021 là một kỳ thi đặc biệt, diễn ra trong một bối cảnh khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, địa phương đã chuẩn bị chi tiết các phương án cho kỳ thi. Trong đó, dự kiến đợt 1 sẽ tổ chức cho học sinh đủ điều kiện dự thi theo lịch tổ chức của bộ GD&ĐT. Số học sinh còn lại sẽ tổ chức thi đợt 2 và xem xét cả phương án tổ chức thi cho học sinh đang phải cách ly hoặc trong vùng bị cách ly.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong cộng đồng khiến không ít học sinh lớp 12 đứng trước những nỗi lo về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh Phùng Xuân Phong (Hà Nội) cho biết: “Trước tình hình dịch vô cùng khó lường, em cũng rất lo lắng, đặc biệt là vẫn còn những cá nhân gian dối trong khai báo để lại hậu quả không nhỏ...
Để đảm bảo sức khỏe tham dự kỳ thi, em sẽ cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch mà bộ Y tế đã khuyến cáo”.
Còn học sinh Nguyễn Trọng Khôi (Hà Nội) thì chia sẻ: “Em thấy thực sự lo lắng vì kỳ thi sắp tới, bởi cũng không biết chắc rằng lịch thi có thay đổi hay không hoặc hình thức thi sẽ có sự biến chuyển như thế nào...
Theo em, bộ GD&ĐT nên nhấn mạnh thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, một cách rõ ràng, cụ thể, để thí sinh cả nước yên tâm, khi mà diễn biến dịch đang ngày càng phức tạp hơn. Đối với các bạn thí sinh, em chỉ muốn nhắn nhủ rằng, hãy chuẩn bị kiến thức từ bây giờ thì chúng ta sẽ tự tin đi thi kể cả trong hoàn cảnh như nào đi nữa”.
Thi một đợt, thí sinh F nào thi cùng F nấy
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, TS. Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT) cho rằng, trước tình hình thực tế, cần cân nhắc và linh hoạt hình thức công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.
“Trong điều kiện bình ổn, mới có thể “đặt lên bàn cân” mà suy xét tính công bằng hay thiếu công bằng. Còn trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, những địa phương đang có dịch, đang bị phong tỏa, cách ly, học sinh cũng phần nào bị thiệt thòi, có thể xem xét đến những giải pháp linh hoạt, không nhất thiết phải thi.
Đối với giải pháp chia kỳ thi tốt nghiệp THPT thành nhiều đợt, có thể liên tưởng đến kỳ thi đợt thứ hai tại TP.Đà Nẵng và một số địa phương như năm trước. Chia nhỏ ra thì cùng lắm cũng chỉ tổ chức 2-3 đợt thi. Điều đó cũng rất khả thi.
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, đã phân chia được thí sinh thì có thể tổ chức thi chung một đợt. |
Tuy nhiên, theo tôi, nếu không thực sự cần thiết, thì tốt nhất là nên tổ chức gộp chung vào một đợt thi. Chúng ta đã khoanh vùng được các thí sinh theo F1, F2,... vậy chỉ cần cho các thí sinh thi riêng phòng, riêng khu vực, thí sinh F1 thi với nhau, F2 thi với nhau và đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống dịch là được... Không nhất thiết phải tổ chức thêm đợt thi, sẽ kéo theo sự tốn kém, nên gói gọn trong cùng một đợt thi, trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ, chia ra tổ chức thành càng nhiều đợt thi thì càng lắm nhiêu khê!” - TS. Lê Viết Khuyến phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Võ Tòng Xuân (Nhà giáo nhân dân) cũng chia sẻ: “Thực tế, hình thức tổ chức một kỳ thi chung cho thí sinh cả nước rồi lấy kết quả đó để xét tuyển vào các trường đại học đã không còn phù hợp. Các trường đại học phải tự có phương án xét tuyển riêng, tốt nhất là tự tổ chức kỳ thi riêng để lựa chọn được những thí sinh phù hợp nhất. Thậm chí, mỗi năm có thể tổ chức thi 4-5 đợt, các trường đại học sẽ tuyển sinh quanh năm, vì học theo tín chỉ...
Dù rằng, hiện tại, chưa thể làm được ngay với toàn bộ thí sinh cả nước, nhưng trước mắt, trong kỳ thi này, có thể ưu tiên cho các thí sinh F0, F1, F2... để giảm áp lực thi cử. Còn với tình hình trước mắt, nếu đã phân chia được các thí sinh thì cứ tổ chức thi cùng một đợt chung, chỉ cần đảm bảo thí sinh thuộc F nào thì thi cùng F nấy. Việc gì phải tách ra cho tốn kém?”.
Thủy Tiên
Nguồn bài viết Tai đây
Mầm bệnh "lẩn khuất", chuyên gia khuyến cáo gì để phòng tránh COVID-19?
Đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam trải qua hơn 3 tuần nhưng số ca mắc COVID-19 đã lên gần 1.800, xuất hiện tại 30 tỉnh, thành. Chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng...
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế. Ảnh: Đình Nam |
Vẫn có những "ổ bệnh lẩn khuất"
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn.
Thực tế hiện nay, qua 1 vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0. Đặc biệt, virus lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, nhà máy trong khu công nghiệp (điều hòa, tập trung đông người, ngồi sát nhau…).
“Đường lây truyền của virus không thay đổi, nhưng nhiều khi chúng ta đã quên mất cách phòng bệnh. Chúng ta quên mất việc phải mở cửa, thông thoáng khí. Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí chứ không rơi xuống, virus lây mạnh hơn. Điều này có thể thấy rõ trong ổ dịch tại quán bar, nhà máy trong khu công nghiệp”, TS Phu phân tích.
Hay như ổ dịch tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành lây nhanh một phần do có các hoạt động tập trung đông người như các đám cưới, đám giỗ…
"Về cơ bản, chúng ta đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. Từng tỉnh đang kiểm soát được tình hình, góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý vẫn có thể có những “ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn”. Khi đó, việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K: Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế” có vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh"- PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến nghị.
Đồng thời, chuyên gia cũng nhấn mạnh: Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Cùng với đó, chiến lược “phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả” của Việt Nam vẫn chính xác, ổn định, cần tiếp tục duy trì.
Các bệnh viện "cảnh giác" người bị sốt đến khám
Mặc dù thời gian qua nhiều ca bệnh không có triệu chứng (khoảng hơn 60% các ca bệnh), chỉ được phát hiện qua truy vết, xét nghiệm, tuy nhiên sốt vẫn là một dấu hiệu quan trọng. Người bị sốt sẽ đến bệnh viện khám, đây sẽ là các ca “chỉ điểm”. Thực tế đã có những ca bệnh được phát hiện ở huyện Thường Tín (Hà Nội), Hải Phòng hay TP HCM đều từ dấu hiệu này.
"Vì thế, các bệnh viện cần hết sức cảnh giác với những trường hợp này. Bên cạnh đó, khi bị sốt người dân sẽ ra hiệu thuốc mua thuốc, các quầy thuốc cần thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, thông báo cho y tế cơ sở khi có người bị sốt đến mua thuốc"- Chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến nghị.
Về phía các cơ sở y tế cũng cần chú ý thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ cao ( khoa khám bệnh, khu vục cấp cứu, hồi sức, thận nhân tạo...), những người bệnh nằm viện lâu ngày...
Những lưu ý đối với khu công nghiệp để "ngăn" dịch xâm nhập
Với các khu công nghiệp, PGS.TS Trần Đắc Phu đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng bệnh vô cùng quan trọng, cần đặt lên hàng đầu bởi môi trường làm việc của khu công nghiệp thường có số lượng người nhiều, mật độ tiếp xúc dày...
“Chỉ cần một công nhân nhiễm COVID-19, cả dây chuyền, cả phân xưởng, thậm chí cả khu công nghiệp, khu chế xuất phải ngừng sản xuất để thực hiện cách ly chống dịch. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 xảy ra tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống, việc làm của công nhân”- PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo.
Trên thực tế trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trong các khu công nghiệp tại Bắc Giang đã được ghi nhận không ít khiến số lượng F1, F2 liên quan gia tăng nhanh chóng.
Chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh, trước nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập, các hoạt động sinh hoạt tập thể của các công ty trong các khu công nghiệp cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Chẳng hạn tại các bếp ăn, ngoài việc thực hiện vách ngăn ở bàn ăn, doanh nghiệp nên điều chỉnh giờ ăn theo ca để đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh tập trung đông người.
Doanh nghiệp cũng rà soát lại toàn bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh tại doanh nghiệp, sẵn sàng kích hoạt các biện pháp phòng chống dịch ở mức cao nhất; khuyến khích người lao động làm việc tại nhà, thực hiện giãn cách, giãn tiến độ sản xuất.
Thực hiện giãn cách, trang bị tấm kính vách ngăn bàn ăn tại một khu công nghiệp ở Bắc Ninh
“Riêng đối với những doanh nghiệp có xe đưa đón công nhân, cần thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo quy định, mở cửa, nắm chắc thông tin dịch tễ của công nhân – lao động để chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khi có tình huống xảy ra.”- PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Đồng thời cần mở cửa thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa, hạn chế đông người như bố trí ca làm việc. Đặc biệt có người bị sốt phải được xét nghiệm kịp thời…
“Ngoài cộng đồng vẫn có thể có ca bệnh mà chúng ta chưa phát hiện ra vì thế vẫn cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Làm tốt điều này chúng ta sẽ hạn chế được rất lớn sự phát tán mầm bệnh”- chuyên gia Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Thái Bình
Nguồn bài viết Tại đây
VỐN MỞ QUÁN CAFE TAKE AWAY LÀ BAO NHIÊU?
Một trong những mô hình kinh doanh đồ uống phổ biến hiện nay là quán cafe take away. So với nhiều mô hình kinh doanh khác, mở quán cafe take away được xem là hình thức có mức vốn đầu tư ít mà dễ sinh lời. Vậy cụ thể vốn mở quán cafe take away là bao nhiêu?
Vốn mở quán cafe take away đường phố là 25 – 35 triệu đồng
Quán cafe take away đường phố là mô hình nhỏ gọn, có tính linh động, chi phi thấp, tiết kiệm đáng kể tiền mua sắm nội thất (bàn ghế, đèn điện, vật dụng trang trí,...). Quán cafe take away đường phố sẽ xuất hiện ở khu phố đi bộ, hội chợ, đường phố, vỉa hè, ngõ ngách đông người qua lại. Số vốn mở quán cafe take away đường phố được xem là rẻ nhất.
Bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật dụng như sau:
+ Xe cafe take away: có nhiều kiểu dáng và giá thành khác nhau. Mức giá từ 5 – 7 triệu đồng.
+ Xe di chuyển: có thể là xe đạp, xe máy hoặc ô tô cũ cải tiến. Mức giá là từ 7 – 9 triệu đồng đối với xe đạp và vài chục triệu đồng đối với các phương tiện khác.
+ Dụng cụ: chi phí dành cho mua máy móc dụng cụ dao động trong khoảng trên 5 triệu đồng.
• Nhóm dụng cụ pha chế cafe: máy xay cafe, shaker, bình xịt kem, máy xay sinh tố, dụng cụ đánh sữa,...
• Nhóm dụng cụ phục vụ: ly, cốc, khay bưng đồ, giá treo ly,...
• Nhóm vật dụng nội thất: tủ trưng bày, tủ lạnh,...
+ Nguyên vật liệu: mua sắm nguyên liệu thường tốn ít ngân sách khi bạn mở quán cafe take away.
Vốn mở quán cafe take away tại cửa hàng là 50 - 300 triệu đồng
Mô hình cửa hàng cố định quán cafe take away cần sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về kế hoạch kinh doanh và số vốn bỏ ra.
Nếu không phải là nhà thì bạn sẽ cần bỏ ra khoản chi phí mặt bằng đáng kể. Một địa điểm thuận lợi như gần khu vực công sở, văn phòng công ty, khu có người nước ngoài sinh sống, làm việc,... thường có mức giá thuê không hề rẻ. Mặt bằng quán tối thiểu là 12 – 16 m2, có chỗ để xe, mức giá thuê là 10 – 40 triệu đồng/ tháng tùy khu vực, tỉnh thành. Chú ý, mức thuê mặt bằng chỉ nên chiếm 20 – 25% tổng vốn mở quán cafe take away. Nếu vượt con số này, bạn nên xem xét lại.
Cửa hàng cố định kinh doanh cafe take away vẫn sẽ cần các khoản chi phí như dụng cụ, nguyên vật liệu,... Bên cạnh cà phê thì bạn nên mở rộng menu của mình bằng thức uống khác như trà, nước hoa quả,... Mức chi phí đầu tư là khoảng 30 – 50 triệu đồng.
Vì là cửa hàng cố định, nên khâu thiết kế, setup quán là điều đáng phải quan tâm. Yếu tố không gian cũng phần nào phản ánh phong cách của quán và thu hút lượng khách hàng ghé thăm. Đồ đạc nội thất, vật dụng trang trí,... Mức đầu tư khoảng 20 – 25 triệu đồng.
Bạn khó có thể một mình đảm nhận hết tất cả các công đoạn trong quán cafe. Vì thế, thuê nhân viên là điều tất yếu. Để tiết kiệm chi phí, bạn hãy thuê nhân viên làm partime theo giờ. Mỗi ca làm chỉ cần thuê thêm 1 - 2 nhân viên, chi phí là 4 – 8 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù thêm các khoản như chi phí marketing (chiếm 5 – 10% tổng vốn mở quán cafe take away), chi phí cho hệ thống quản lý bán hàng, phí duy trì, phí phát sinh,...
Vốn mở quán cafe take away nhượng quyền là 100 triệu đồng đến vài tỉ đồng
Với lợi thế là có sẵn tiếng tăm, sở hữu tập khách hàng trung thành nên mô hình quán cafe take away nhượng quyền được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện nay đã có nhiều thương hiệu cafe take away nổi tiếng, cho phép nhượng quyền như Trung Nguyên, Starbucks, Milano, Viva Star,... Tuy nhiên, các cửa hàng kiểu này sẽ phải tuân thủ sự quản lý, giám sát của đơn vị nhượng quyền. Số vốn mở quán cafe take away nhượng quyền dao động từ 100 triệu đồng đến vài tỉ đồng.
Các nguyên tắc truyền máu cơ bản
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Máu của con người được chia làm nhiều nhóm và mỗi nhóm máu lại mang những nét đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau. Để đảm đảo an toàn trong quá trình truyền máu, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền máu cơ bản.
1. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bản
Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.
Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:
- Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
- Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
- Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
- Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
- Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.
Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.
Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.
2. Các nguyên tắc truyền máu cơ bản
Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu
- Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
- Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp
- Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm
Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.
Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021
Đêm 24/5: Ghi nhận thêm 2 bệnh nhân COVID-19 liên quan đến ổ dịch ở Công Lý
23h ngày 24/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam đã công bố 2 trường hợp dương tính với SARS-COV-2 liên quan đến ổ dịch ở thôn Phú Đa, xã Công Lý (Lý Nhân).
Đó là bệnh nhân nam (mã số BN 5415), sinh năm 1969, là F1 của bệnh nhân BN 4220 và bệnh nhân BN 4221 và một người sinh năm 1960, nam giới (mã số BN 5416).
Bệnh nhân BN 5415 đã được đưa đi cách ly tập trung từ ngày 16/5 kể từ khi bệnh nhân BN 4220 và bệnh nhân BN 4221 có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân BN 5416 ở trong vùng phong tỏa.
Như vậy, liên quan đến ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, đến 23h ngày 24/5 đã ghi nhận 16 trường hợp dương tính với SARS-COV-2.
Hiện xã Công Lý vẫn đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội (địa phương thực hiện cách ly xã hội từ 0 giờ ngày 16/5 sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên dương tính với SARS-COV-2).
Nguồn bài viết Tại đây
Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021
Truy tìm người phụ nữ quê Yên Bái bỏ trốn khỏi khu cách ly ở Bắc Giang
TTO - UBND huyện Văn Chấn, Yên Bái ra thông báo khẩn truy tìm người phụ nữ bỏ trốn khỏi khu cách ly tập trung ở Bắc Giang.
Sáng 22-5, UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết đã ra thông báo khẩn đến các huyện, xã, thị trấn, công an huyện, xã... rà soát tìm kiếm người phụ nữ tên Hoàng Thị Thương, sinh năm 1993, trú huyện Văn Chấn. Nếu ai phát hiện phải báo ngay về UBND huyện.
Trước đó, ngày 20-5, người phụ nữ này đã trốn khỏi khu cách ly thuộc Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang và có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19.
Ngoài ra, Công an huyện Văn Chấn cũng đang tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chỉ đạo lực lượng công an xã, thị trấn rà soát, nắm chắc tình hình, kịp thời tổng hợp, báo cáo, xử lý những tình huống phát sinh.
Tính đến sáng 2-5, toàn tỉnh Yên Bái chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Trong ngày 21-5 phát hiện 37 người đi từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh về địa phương, trong đó người đi từ các khu công nghiệp về là 8 người (lũy kế là 42 người), các trường hợp này đều đã được đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm (29 trường hợp đã có kết quả âm tính, 13 trường hợp đang xét nghiệm).
Đến thời điểm hiện tại là ngày thứ 7 tỉnh Yên Bái không ghi nhận mới F1. Trong đó có 246 trường hợp F1; F2 1.991 trường hợp.
Tất cả đã và đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ theo quy định và các kết quả xét nghiệm hiện tại đều âm tính.
35 di sản thiên nhiên thế giới tuyệt đẹp được UNESCO công nhận tại châu Á
Seowon, Học viện Tân Nho giáo Hàn Quốc, Hàn Quốc
Năm công nhận: 2019 Nằm ở vùng trung tâm và phía nam đất nước, khu vực được bảo tồn này có 9 seowon – các học viện tân Nho giáo kể từ triều đại Joseon (thế kỷ 15-19). Các học viện nằm giữa khung cảnh thiên nhiên, điển hình như những ngọn núi và vùng nước, nhằm mang lại cho học giả một môi trường thuận lợi để bồi đắp tâm trí và cơ thể họ. Bagan, MyanmarThể hiện phong cách nghệ thuật và kiến trúc nguy nga của Phật Giáo, mảnh đất thần thánh này bao gồm 7 thành phần – đền, bảo tháp, tu viện và các địa điểm hành hương, cũng như các di tích khảo cổ học, tranh bích họa và điêu khắc. Nằm gần sông Irrawaddy, kiệt tác kiến trúc của khu vực này minh chứng cho sự giàu có của nền văn minh Bagan (thế kỷ 11-13). Jaipur, Ấn ĐộĐược Vua Jai Singh II của người Rajput thành lập vào năm 1727, thành phố Jaipur được xây dựng dựa trên một mặt bằng dạng lưới, lấy cảm hứng từ kiến trúc Vedic. Các con đường của thành phố giao nhau ở khu trung tâm, tạo thành những quảng trường công cộng gọi là “chaupar”. Sau khi được phát triển thành một thủ phủ thương mại, cách thiết kế tòa nhà và quy hoạch của thành phố này đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ phong cách kiến trúc của Hindu cổ đại, Đế quốc Mughal thuở sơ khai, cũng như phương Tây. Phạm Tịnh sơn, Trung QuốcNằm trong dãy núi Vũ Lăng, Phạm Tịnh sơn là một điểm nóng đa dạng sinh học, với những loài động thực vật quý hiếm, chẳng hạn như kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, hươu xạ rừng, gà lôi Reeve, voọc mũi hếch Quý Châu và cây linh san núi Phạm Tịnh sơn. Khu vực này còn sở hữu khu rừng gỗ sồi lớn và nổi tiếng nhất từ thời nguyên thủy. Khu vực đền thờ Sambor Prei Kuk, CampuchiaNăm công nhận: 2017 2017 Có nghĩa đen theo tiếng Khmer là “đền thờ trong bao la rừng già”, di sản khảo cổ học này là thủ phủ của Đế chế Chenla (thế kỷ 6-7) và còn được biến đến với tên gọi Ishanapura. Khu vực này ba gồm hàng trăm đền thờ, trong đó có 10 ngôi đền hình bát giác. Thần Nông Giá, Trung QuốcVới khu dự trữ Shennongding ở phía Tây và dãy núi Laojunshan ở phía Đông, khu vực này là nơi sinh sống của một số loài động vật quý hiếm, bao gồm kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, voọc mũi hếch vàng Tứ Xuyên, báo gấm, báo nói chung và gấu đen châu Á. Với danh sách thực vật ấn tượng không kém, khu vực này là di sản quan trọng cho hoạt động nghiên cứu thực vật. Trong thế kỷ 19 và 20, khu vực này cũng là điểm nóng cho những hành trình khám phá thực vật quốc tế. Vườn thực vật SingaporeĐược thành lập vào năm 1859, di sản này là trái tim của Singapore. Khu vườn này thể hiện sự phát triển của vườn thuộc địa Anh đã biến đổi thành viện khoa học đẳng cấp thế giới có vai trò khuyến khích bảo tồn tự nhiên, giáo dục và giải trí. Melaka, MalaysiaSự hình thành và phát triển của thành phố lịch sử này là kết quả của các mối quan hệ giao thương và văn hóa giữa phía Đông và phía Tây của Eo biển Malacca. Di sản này lưu giữ dấu vết của vương quốc hồi giáo Malay từ thế kỷ 15 cũng như tầm ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha và Hà Lan ở đầu thế kỷ 16. |