BERJAYA Việt Nam là đại lý chính thức của nhà máy BERJAYA tại MALAYSIA, thương hiệu đã phát triển và trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu tổng nguồn các thiết bị liên quan tới dịch vụ thực phẩm thương mại và thiết bị lạnh thương mại chất lượng cao trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự lớn mạnh của thương hiệu, Berjaya Việt Nam tự hào là nhà cung cấp sản phẩm uy tìn tới khách hàng trên khắp 64 tỉnh thành cả nước.
File catalogue Berjaya Thiết bị điện lạnh BERJAYA STEEL 2023
Tất cả sản phẩm thiết bị lạnh công nghiệp Berjaya Việt Nam đều có chất lượng cao, thiết kế và hiệu suất phù hợp nhất cho một loạt các ngành công nghiệp. Đặc biệt, các thiết bị được sản xuất cùng môi chất làm lạnh thân thiện với môi trường giúp người sử dụng yên tâm trong quá trình vận hành thiết bị.
File Catalogue thiết bị thực phẩm BERJAYA Việt Nam
Hướng tới sự đa dạng trong sản phẩm, Berjaya Việt Nam cũng cung cấp các thiết bị làm bánh như lò nướng, máy trộn bột, đánh kem v.v. Các loại thiết bị và máy móc làm bánh với chất lượng cao nhất của chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn trong việc làm bánh mì, bánh nướng, bánh quy, pizza và bánh ngọt.
File Catalogue thiết tiệm bánh và quầy bar BERJAYA Việt Nam
Các sản phẩm bếp công nghiệp Berjaya Việt Nam bao gồm 2 dòng chính: thiết bị bếp dùng điện và thiết bị bếp dùng gas. Với các sản phẩm có tính năng tiện lợi, hiện đại bắt kịp nhu cầu sử dụng của thị trường cũng với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thiết bị bếp Berjaya Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi, hiện đại hóa ngành công nghiệp thực phẩm và nhà hàng.
Báo giá sản phẩm tủ cấp đông lạnh BERJAYA và thiết bị nhà hàng
Trụ sở: Số 25 ngõ 1 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Mã số thuế: 0106236615 * Địa chỉ đăng ký thuế: Số nhà 16, ngõ 61 đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Đối với người tiếp xúc nhiều đến website thì subdomain đã trở nên quen thuộc. Nhưng với nhiều người mới tìm hiểu để xây dựng website kinh doanh thì có lẽ vẫn chưa hiểu rõ subdomain là gì, cách sử dụng subdomain và cách tạo như thế nào là tối ưu nhất. Bài viết này, Vietnix sẽ chia sẻ chi tiết về subdomain cũng như mục đích sử dụng subdomain sao phù hợp nhất.
Subdomain là gì? Phân biệt domain và subdomain
Subdomain là gì?
Subdomain (hay gọi cách khác là tên miền phụ) là phần mở rộng và là phần bổ sung xuất hiện trước của tên miền chính. Subdomain là một phần tách ra từ domain và hoạt động như một website bình thường. Đặc biệt, subdomain giúp bạn tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.
Ví dụ với tên miền “blog.vietnix.vn”, thì “blog” chính là subdomain, “vietnix” là tên miền chính (domain name) và cuối cùng “.vn” là top level domain.
Subdomain có thể tạo hoàn toàn miễn phí và nó có đầy đủ chức năng như một tên miền chính. Tách biệt ra khỏi domain chính nên khi triển khai SEO website thì subdomain sẽ không được hưởng lợi từ website chính.
Lợi ích khi sử dụng subdomain
Sự xuất hiện của subdomain mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người dùng. Đặc biệt là những người quản trị viên hoặc doanh nghiệp sử dụng subdomain với nhiều lợi ích khác nhau.
Tiết kiệm chi phí khi tận dụng subdomain
Subdomain hoàn toàn miễn phí khi bạn đã đăng ký tên miền. Giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không phải mua một domain mới mà vẫn có thể tạo ra được nhiều website với mục đích khác nhau dưới dạng subdomain.
Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tận dụng được giao diện thiết kế trên site domain chính mà không phải tốn kém thêm chi phí cho dịch vụ thiết kế website.
Tách blog hoặc chủ đề mới ra khỏi website chính
Tận dụng subdomain để tách các Module ở website chính ra một hoặc nhiều website độc lập khác.
Ví dụ: Với một website kinh doanh đa ngành nghề, nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm khác nhau. Và bạn muốn phát triển trang review, tin tức hay blog cho từng nhóm sản phẩm riêng biệt. Vì vậy, subdomain giúp tạo ra nhiều website riêng để phát triển với mục đích này.
Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập với từng mục đích cụ thể dễ hơn so với việc quản trị và phát triển một website đa năng.
Tạo website dưới dạng subdomain cho một nhóm đối tượng
Đa phần nhiều người áp dụng subdomain vào mục đích này. Bởi vì, doanh nghiệp với nhiều chủ đề, việc quản lý nội dung hay chủ đề mới, có thể làm cho website chính bị ảnh hưởng và khó quản lý. Mục đích tách ra để có thể quản lý và xây nội dung phù hợp cho một tệp đối tượng nhất định.
Vì vậy, việc sử dụng subdomain khá phù hợp để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể tách riêng chủ đề, blog sang một website mới dưới dạng tên miền phụ và lên kế hoạch xây dựng nội dung phù hợp mà không ảnh hưởng đến website chính.
Ví dụ cụ thể: Tại website https://vietnix.vn có sở hữu một subdomain với tên miền “blog.vietnix.vn” chủ yếu là xây dựng nội dung cho một tệp đối tượng nhất định. Ở đây website với subdomain của Vietnix sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức chuyên sâu cho đối tượng tìm hiểu về công nghệ thông tin.
Phát triển một website dành riêng cho giao diện mobile
Việc sử dụng subdomain dành riêng cho giao diện mobile không còn quá xa lạ. Ví dụ như “m.facebook.com”, nhưng hiện tại thì việc sử dụng kiểu này không còn nhiều. Nếu người dùng truy cập bằng PC thì địa chỉ URL trả về “xyz.com” ngược lại nếu người dùng sử dụng thiết bị di động thì URL sẽ trả về “m.xyz.com”
Đa phần bây giờ thiết kế website tương thích với thiết bị di động (Responsive). Khi người dùng truy cập vào website đó, trang web sẽ tự động xác định đó là thiết bị PC hay Mobile và trả về layout phù hợp với thiết bị đó.
Ưu nhược điểm của subdomain
Việc tạo và sử dụng subdomain là hoàn toàn miễn phí nên sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể như:
Ưu điểm
Cho ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Công ty hay doanh nghiệp của bạn sắp tới cho ra mắt một sản phẩm/ dịch vụ mới ra thị trường dành cho một nhóm khách hàng nhất định. Thì điều đầu tiên, bạn có thể xây dựng một website mới dưới dạng subdomain giới thiệu và nội dung phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ đó dành riêng cho nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng subdomain để test xem chiến dịch về sản phẩm/ dịch vụ có hiệu quả hay không. Nếu chúng hiệu quả bạn có thể phát triển sản phẩm/ dịch vụ và xây dựng nội dung cần thiết cho chúng. Còn ngược lại, bạn có thể xóa subdomain nếu không hiệu quả.
Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Dưới sự hỗ trợ của subdomain việc tạo website trở nên dễ dàng và theo từng mục đích cụ thể. Ở đây là việc hỗ trợ doanh nghiệp lên các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm tiếp cận đến người dùng nhanh chóng.
Khi có chiến lược SEO phù hợp và tối ưu nhất cùng với các chiến dịch marketing phù hợp có thể giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ một cách bền vững.
Tối ưu trong việc quản lý website
Có thể công ty bạn có nhiều quản trị viên và dễ dàng trong việc quản lý và tối ưu một website đa ngành nhưng công việc không rõ ràng có thể chồng chéo lên nhau. Vì vậy, cần tách ra một website riêng theo từng chủ đề và phân công đảm nhiệm từng phần. Khi đó, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn, đo lường và kiểm tra sẽ đơn giản hơn.
Nhược điểm
Dễ bị phạt bởi Google
Khi bạn tạo quá nhiều tên miền phụ, nghĩa là bạn đang bàn giao trang web của mình cho một người dùng khác để quản lý một trang mới. Khi một trong các tên miền phụ của bạn bị tố cáo, tên miền chính của bạn dễ bị phạt và có nguy cơ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Google, ngay cả khi khôi phục lại thì thủ tục khôi phục của bạn cũng sẽ rất rườm rà và phức tạp.
Hình ảnh thương hiệu khó đồng nhất
Nếu sử dụng subdomain với một trang web mới sẽ khó tạo ra sự đồng nhất về mặt thiết kế với website chính. Khó có trải nghiệm đồng nhất trên website mới. Vì vậy, website dưới dạng subdomain thường hỗ trợ cho trang web chính.
Subdomain ảnh hưởng đến việc SEO website
Với nhiều cập nhật thuật toán của Google thì domain và subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến domain chính. Vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến thứ hạng website. Khi search một từ khóa thì kết quả xuất hiện bên tên miền chính sẽ nhiều hơn.
Một số lưu ý về subdomain bạn cần phải biết
Tạo một tên miền phụ là hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể tạo tên miền phụ không giới hạn.
Mọi tên miền phụ đều có thể hoạt động giống như tên miền gốc.
Nếu tên miền gốc có vấn đề (tên miền hết hạn, tên miền bị hủy, tên miền chính bị khóa) thì tên miền phụ sẽ không hoạt động.
Bạn có thể tạo bản ghi “*” để mặc định lấy tất cả các subdomain về cùng một IP.
Một domain chính có thể tạo được bao nhiêu subdomain?
Một domain chính có thể tạo không giới hạn subdomain. Do vậy mà nhiều người lạm dụng việc này để bán kiếm tiền với subdomain. Tuy nhiên, việc cấu hình subdomain phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Yếu tố tương thích với SEO là điều đặc biệt mà các nhà quản trị website luôn lưu tâm. Bởi khi sử dụng quá nhiều subdomain sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển SEO và ảnh hưởng đến website chính.
Phân biệt Domain và Subdomain
Dưới đây là 2 khái niệm về domain và subdomain, phần nào giúp bạn hiểu và phân được chúng.
Domain: Là tên miền chính của một website hoạt động trên Internet. Khi muốn xây dựng một website thì đầu tiên phải đăng ký tên miền và sử dụng dịch vụ thuê dịch vụ lưu trữ phát triển một website.
Subdomain: Là tên miền phụ, là phần mở rộng của tên miền chính, có các chức năng và hoạt động độc lập như một tên miền chính.
Tuy domain và subdomain không có quá nhiều sự khác biệt. Nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và cho rằng “www” là phần thiết yếu của một tên miền. Nhưng thực tế, domain name chỉ có dạng “xyz.com” còn “www.xyz.com” là một subdomain. Bạn có thể nhìn chúng quen thuộc với các domain khác nhau nên dễ bị nhầm. Bạn có thể thay thế “www” thành “docs.xyz.com” hay “tailieu.xyz.com”.
Từ những khái niệm và ví dụ trên bạn có thể phân biệt giữa domain và subdomain khi truy cập vào các website khác nhau.
Hướng dẫn cách tạo và quản lý Subdomain
Bạn có thể tạo subdomain dễ dàng thông qua công cụ quản lý cPanel bằng cách đăng nhập vào tài khoản cPanel nơi quản lý hosting website của bạn. Chọn subdomain tại phần domain trên giao diện của phần mềm cPanel.
Tiếp theo, bạn nhập tên subdomain mà bạn muốn phía trước tên miền có sẵn của bạn như hình dưới đây. Sau khi đã nhập thông tin subdomain thì bạn chỉ cần nhấn “Create“.
Sau khi tạo, danh sách subdomain được tạo sẽ hiện dưới đây và đường dẫn tới folder subdomain đó, thường có dạng public_html/subdomain. Bạn có thể dễ dàng tạo thêm hoặc xóa subdomain một cách dễ dàng.
Bây giờ, bạn chỉ cần upload source code hoặc tạo một website WordPress mới với subdomain bạn vừa mới tạo.
Từ những phân tích trên có thể thấy, subdomain mang đến những lợi ích và giá trị riêng cho người dùng. Vì thế, việc sở hữu hosting không giới hạn subdomain là một điều rất tốt. Và tất cả các gói hosting của Vietnix đều làm được điều đó từ Hosting Giá Rẻ đến gói cao cấp hơn là Business Hosting đều hỗ trợ subdomain không giới hạn.
Đối với các gói Hosting Giá Rẻ, chỉ từ 5.000 VND/Tháng là bạn đã có thể sở hữu một gói dịch vụ web hosting căn bản, hỗ trợ 1 domain chính, không giới hạn subdomain.
Ở các gói Business Hosting có công nghệ và tính năng cao cấp hơn thì mức giá cũng rất hợp lý chỉ từ 149.000 VND/Tháng.
Bên cạnh việc hỗ trợ subdomain không giới hạn, khi đăng ký các gói hosting của Vietnix bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực như:
Tiết kiệm thời gian thiết kế và quản trị website với bộ theme và plugin WordPress trị giá 800$/Năm hoàn toàn miễn phí. Đây là bộ công cụ cực hữu ích với những người không quá am hiểu về công nghệ hay kỹ thuật.
Toàn quyền quản trị với phần mềm cPanel giao diện đơn giản, dễ làm quen.
Đảm bảo tốc độ và tính ổn định để vận hành website nhờ hệ thống phần cứng cấu hình mạnh mẽ, hiện đại và tích hợp thêm nhiều công nghệ giúp tối ưu hiệu suất web.
Bảo mật, tránh mất mát dữ liệu nhờ công nghệ Firewall, phần mềm quét virus và backup dữ liệu tự động giúp tránh khỏi cuộc tấn công DDoS của đối thủ, hacker,…
Support trực tiếp thông qua nhiều kênh như: Hotline, livechat,… từ đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao. Bạn có thể an tâm dành thời gian để thực hiện những công việc khác.
Nhiều mức giá khác nhau cho từng dịch vụ cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu nâng cấp và mở rộng quy mô.